| Hotline: 0983.970.780

EC chọn Kiên Giang là tỉnh đại diện kiểm tra chống khai thác IUU

Thứ Tư 06/11/2019 , 13:58 (GMT+7)

Kiên Giang sẽ là địa phương được EC chọn đại diện cho cả nước để kiểm tra chống khai thác IUU.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Mai Anh Nhịn (thứ 2, bên phải) kiểm tra công tác chuẩn bị đón tiếp và làm việc với Đoàn Thanh tra của EC tại Cảng cá Tắc Cậu. Ảnh: Đào Chánh.

Từ đó sẽ đưa ra quyết định có tháo gỡ cảnh cáo “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam hay không?

Theo kế hoạch, từ ngày 7-8/11, Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ làm việc tại tỉnh Kiên Giang, kiểm tra về việc chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU).  Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Mai Anh Nhịn, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh về chống khai thác IUU tỉnh, cùng các sở, ngành liên quan vừa có chuyến thị sát Tại cảng cá Tắc Cậu (huyện Châu Thành), chỉ đạo hoàn thiện các khâu cuối cùng để chuẩn bị cho công tác đón đoàn EC.

Ông Mai Anh Nhịn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, kiểm tra tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ khi cập cảng tại Cảng cá Tắc Cậu. Ảnh: Đào Chánh.

Ông Mai Anh Nhịn chỉ đạo, các ngành chức năng và địa phương có liên quan cần tập trung thực hiện tốt công tác chống khai thác IUU. Đây không chỉ để chuẩn bị đón tiếp và làm việc với Đoàn Thanh tra của EC mà còn là nề nếp để chúng ta tiếp tục thực hiện lâu dài về sau này. Qua đó nhằm hiện đại hóa nghề cá của tỉnh, vừa bảo vệ được nguồn lợi thủy sản, vừa khắc phục được thẻ vàng của EC.

“Đến thời điểm này, sau khi đi kiểm tra, tôi thấy trước nhất là tình hình vệ sinh môi trường, hồ sơ, quy trình kiểm soát tàu cá hoạt động trên biển, chứng nhận nguồn gốc thủy sản… đã có những chuyển biến tốt. Về thủ tục hồ sơ nhìn chung là khá” - ông Nhịn đánh giá.

Sau 2 năm bị cảnh báo “thẻ vàng”, các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp chế biến hải sản tỉnh Kiên Giang đã có nhiều nỗ lực nhằm khắc phục các điểm yếu theo khuyến nghị của EC. Trong tháng 11/2019, Đoàn Thanh tra của EC sẽ sang Việt Nam lần thứ 2 để kiểm tra, đánh giá lại việc thực hiện các khuyến nghị mà phía EC đưa ra trước đó đối với hải sản khai thác của Việt Nam được áp dụng từ ngày 23/10/2017.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Mai Anh Nhịn kiểm tra công tác kiểm tra, giám sát hành trình tàu cá tại Cảng cá Tắc Cậu. Ảnh: Đào Chánh.

Ông Nhịn cũng yêu cầu Ban Quản lý Cảng cá, Bến cá tỉnh, UBND huyện Châu Thành cần quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác vệ sinh môi trường kể cả bên trong cảng và xung quanh cảng. Lực lượng Thanh tra giao thông và Cảnh sát giao thông cần phối hợp sắp xếp và xử lý các loại xe cộ đậu đỗ bừa bãi trong khu vực cảng. Chi cục Thủy sản tỉnh cần chủ động phối hợp với Tổng cục Thủy sản để thống nhất vận hành hệ thống giám sát tàu cá, đồng thời nâng cấp đường truyền mạng Internet cho mạnh hơn để phục vụ đoàn EC kiểm tra được tốt nhất.

Doanh nghiệp thu mua Thủy sản có nguồn gốc rõ ràng tại Cảng cá Tắc Cậu. Ảnh: Đào Chánh.

Hiện nay, toàn tỉnh Kiên Giang có 3.990 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên, thuộc diện phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, trong đó tàu có chiều dài từ 25 m trở lên là 618 chiếc. Tính đến ngày 30/10, tỉnh Kiên Giang đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho 3.030 tàu, có chiều dài từ 15 m trở lên, chiếm 75,9%. Riêng tàu có chiều dài lớn nhất từ 24 m trở lên đã lắp đặt được 562 tàu, đạt 90,9%.

Các hệ thống quản lý tàu cá chung của tỉnh do 5 đơn vị cung cấp gồm: VNPT, Viettel, Zunibal, Vishipel và An Bình. Qua đó, đã lắp đặt và đưa lên hệ thống phần mềm chung 2.780 tàu. Tất cả các tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình khi hoạt động khai thác hải sản trên biển đều được Chi cục Thủy sản giám sát hàng ngày và điện yêu cầu đưa tàu quay về khi vượt ranh giới vùng biển Việt Nam.

Thực hiện Nghị định 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ, Chi cục Thủy sản Kiên Giang đã ra quân tuần tra, kiểm soát trên biển, tuyên tuyền và xử lý nghiêm các tàu vi phạm khai thác IUU. Qua đó, đã lập biên bản vi phạm hành chính 54 phương tiện, xử phạt số tiền trên 1,1 tỷ đồng với các hành vi vi phạm như: khai thác sai vùng; thuyền trưởng, máy trưởng không có văn bằng hoặc chứng chỉ theo quy định; không có sổ nhật ký khai thác thủy sản…

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Chống dịch tả lợn Châu Phi: Chính sách đã đủ, chỉ thiếu sự quyết liệt

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến khẳng định, tại Hội nghị Phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi và công tác kiểm soát giết mổ động vật sáng 23/7.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất