| Hotline: 0983.970.780

Chống khai thác IUU tại Kiên Giang có nhiều chuyển biến

Thứ Hai 21/10/2019 , 18:34 (GMT+7)

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Quang Hùng đánh giá, công tác chống khai thác IUU tại Kiên Giang đã có những chuyển biến tích cực.

Đoàn công tác của Tổng cục Thủy sản kiểm tra việc lên cá tại cảng Tắc Cậu

Ngày 21/10, đoàn công tác của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) do Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Quang Hùng làm trưởng đoàn, đến kiểm tra tình hình chống khai bất hợp pháp, không khai báo và thông theo quy định (khai thác IUU) tại tỉnh Kiên Giang.

Buổi sáng, đoàn đã đi thị sát tại cảng cá Tắc Cậu (huyện Châu Thành), kiểm tra thực tế việc tàu cá ra vào cảng, quy trình kiểm soát sản lượng cá lên bến, việc ghi chép sổ nhật ký của ngư dân và thiết bị giám giám hành trình tàu cá. Đồng thời, đoàn cũng làm việc với một số doanh nghiệp thu mua, chế biến thủy sản xuất khẩu đi Châu Âu có nhà máy nằm trong khu vực cảng.

Qua kiểm tra, ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản đánh giá, công tác chống khai thác IUU tại Kiên Giang đã có những chuyển biến tích cực. Ban quản lý Cảng cá và Văn phòng Thanh tra, Kiểm tra nghề cá đặt tại cảng đã tuân thủ các quy trình theo quy định tại Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT, của Bộ NN-PTNT về quy định ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản, xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.

Ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản đánh giá công tác chống khai thác IUU của tỉnh Kiên Giang đã có những chuyển biến tích cực

Theo ông Hùng, hồ sơ về công tác quản lý tàu cá ra vào cảng, kiểm tra quy trình kiểm soát sản lượng lên bến, cũng như triển khai các nội dung theo Thông tư 21 về công tác xác nhận chứng nhận nguồn gốc thủy sản, phải đảm bảo tính logic từ khi tàu xuất bến ra khai thác trên biển, ghi chép sổ nhật ký và quay lại cảng. Chủ tàu cá phải tuân thủ quy định thông báo trước thời gian tàu cặp cảng (trước 1 giờ) cho cơ quan chuyên môn biết để kiểm tra việc ghi chéo sổ nhật ký, sản lượng thực tế các nhóm loài đã khai thác, sản lượng cá lên bến…

Mặc dù đã có nhiều chuyển biến, tuy nhiên qua kiểm tra thực tế, việc ghi chép sổ nhật ký của bà con ngư dân vẫn còn một số hạn chế cần phải chấn chỉnh. Đặc biệt là công tác kiểm tra sản lượng lên biến cần phải ghi chép đầy đủ và hiện cũng chưa đủ nhân lực, phương tiện làm việc nếu có nhiều tàu cặp cảng cùng lúc.

Đoàn công tác của Tổng cục Thủy sản kiểm tra việc theo dõi thiết bị giám sát hành trình tàu cá, sổ nhật ký khai thác tại cảng cá Tắc Cậu.

Theo báo cáo của Ban quản lý Cảng cá Kiên Giang, 9 tháng đầu năm nay, tổng số có 7.544 tàu cá cặp cảng, sản lượng cá lên bến là trên 83 ngàn tấn. Trong đó, chủ yếu tập trung tại 2 cảng cá của Kiên Giang được Bộ NN-PTNT chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản, là Tắc Cậu (5.390 lượt tàu cặp cảng, sản lượng lên bến hơn 81 ngàn tấn) và An Thới (560 lượt tàu, sản lượng hơn 1 ngàn tấn). Tất cả các tàu cặp cảng bốc dỡ thủy sản đều phải xuất trình hồ sơ để Ban quản lý kiểm tra, nộp nhật ký khai thác, báo cáo khai thác và nhật ký thu mua đối với tàu thu mua chuyên tải.

Buổi chiều, đoàn làm việc tại Chi cục Thủy sản Kiên Giang, kiểm tra trạm bờ về quản lý tàu cá thông qua thiết bị giám sát hành trình. Toàn tỉnh Kiên Giang có 3.990 tàu có chiều dài từ 15m trở lên thuộc diện phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, riêng tàu có chiều dài từ 24m trở lên 618 chiếc.

Hiện nay, hầu hết các chủ tàu đã ý thức và tiến hành lắp đặt thiết bị cho tàu của mình, với 2.932 chiếc (tính đến hết tháng 9). Hệ thống thiết bị này gồm 5 đơn vị cung cấp là VNPT, Viettel, Zunibal, Vishipel và Bình An, tổng số tàu đã được gắn thiết bị là 2.682 chiếc, tàu đã kết nối với hệ thống là 1.712 chiếc. Ngoài ra còn có hệ thống  kết nối Movimar, VX-1700.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.