| Hotline: 0983.970.780

Không có bệnh, sinh vật mới do GMO

Thứ Năm 29/05/2014 , 09:00 (GMT+7)

Đó là chia sẻ của Tiến sỹ Graham Brookes, Giám đốc PG Economics Ltd của Anh với báo chí Việt Nam xung quanh vấn đề cây trồng biến đổi gen.

Bằng chứng đâu?

Bao giờ cũng thế, luôn tồn tại hai thái cực về cùng một vấn đề. Cho dù ai có góc nhìn tiêu cực về GMO nhưng nếu bảo họ cung cấp thông tin, bằng chứng xác thực nào về tác hại của nó thì tôi e rằng không thể. Xét một cách tuyệt đối, lợi ích về môi trường lớn nhất có được là nhờ việc ứng dụng công nghệ biến đổi gen (BĐG) kháng sâu. Bông vải BĐG kháng sâu đã góp phần làm giảm 25,6% lượng thuốc sâu. Tương tự ngô BĐG kháng sâu cũng giúp giảm một lượng hóa chất rất lớn.


TS Graham Brookes có 28 năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu nông nghiệp và thực phẩm

Lượng thuốc diệt cỏ được sử dụng trên ngô BĐG cũng đã giảm 203 triệu kg tương đương 9,8%, trong khi tác động môi trường tổng thể giảm 13,3% do dùng loại ít độc hại hơn. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng ở một số vùng trồng nhiều cây BĐG kháng thuốc diệt cỏ, một số người nông dân đã dựa quá nhiều vào việc sử dụng một loại thuốc diệt cỏ duy nhất như glyphosate. Việc này gây tăng khả năng kháng thuốc của cỏ dại.

GMO có ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái? Có phát sinh dịch bệnh mới nào không? Câu trả lời của tôi là không. GMO đã giúp cho nhiều loại cây trồng, sinh vật trong đất được an toàn vì giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt côn trùng.
GMO có thể chống được côn trùng, sâu bệnh hay thuốc trừ cỏ nhưng lại không tạo ra bất kỳ loại côn trùng, vi sinh vật nào nên không thể gây ra bệnh mới phát sinh được.

Hiện nay trên toàn thế giới có 25 loại cỏ dại được nhận biết là có khả năng chống lại glyphosate. Chẳng hạn, có đến 14 loại cỏ được nhận biết ở Mỹ là có khả năng chống lại glyphosate, mức độ bị ảnh hưởng hiện đang chiếm khoảng 15 - 40% diện tích hàng năm trồng ngô, bông vải, cải dầu, đậu tương và củ cải đường (những loại cây trồng ứng dụng công nghệ BĐG kháng thuốc diệt cỏ).

Những năm gần đây, các nhà khoa học nghiên cứu cỏ dại cũng đã dần đi đến thống nhất với nhau về sự cần thiết phải thay đổi các chương trình quản lý cỏ dại ở cây trồng BĐG kháng thuốc diệt cỏ do cỏ dại đã phát triển thành những loài chống glyphosate.

Người trồng cây BĐG kháng thuốc diệt cỏ ngày càng được khuyên phải chủ động hơn và sử dụng cả những loại thuốc diệt cỏ khác (với các phương thức hoạt động khác nhau và bổ sung cho nhau) kết hợp với glyphosate ngay cả ở những nơi chưa phát hiện trường hợp loại cỏ dại nào chống glyphosate.

Cách tiếp cận quản lý cỏ dại chủ động và đa dạng này là chiến lược chính để ngăn sự xuất hiện những loài cỏ dại có khả năng kháng thuốc ở cây trồng BĐG kháng thuốc diệt cỏ. Đây cũng là cách chủ yếu để giải quyết vấn đề về khả năng kháng thuốc của cỏ dại ở cây trồng truyền thống.

Canh tác không làm đất

Phương pháp canh tác không làm đất nghĩa là hoàn toàn không cày xới, còn phương pháp canh tác giảm làm đất nghĩa là cày xới ít hơn so với canh tác truyền thống. Chẳng hạn, trong hệ thống canh tác không làm đất, hạt đậu tương được gieo trên nguyên liệu hữu cơ còn lại từ vụ trước như ngô, bông vải hay lúa mì.

17-17-29_dsc_5362
Nông dân Mỹ trồng ngô BĐG

Những hệ thống SX này đã gia tăng đáng kể cùng với việc sử dụng cây trồng BĐG kháng thuốc diệt cỏ. Công nghệ này giúp người trồng cải thiện khả năng kiểm soát cỏ dại, giảm nhu cầu dựa vào canh tác đất và chuẩn bị luống gieo vốn được xem là những phương thức kiểm soát cỏ dại tốt.

Nhờ vậy, lượng nhiên liệu sử dụng cho máy kéo để làm đất giảm xuống, chất lượng đất tăng lên và mức độ xói mòn đất cũng giảm đi. Khí cacbon được lưu trữ trong đất nhiều hơn dẫn tới lượng khí thải nhà kính giảm (nhờ việc tiết kiệm nhiên liệu do sử dụng các hệ thống canh tác không/giảm làm đất ở Bắc và Nam Mỹ ước tính có thêm 6,706 triệu kg cacbon trong đất được lưu trữ lại trong năm 2012)…

Trở ngại lớn nhất cho GMO ở EU là gì? Ngô BĐG gen được trồng phổ biến ở Tây Ban Nha nhưng lý do duy nhất hiện nay nó chưa được thương mại hóa phổ biến ở EU là chính trị.

Bộ trưởng Nông nghiệp Anh từng nhấn mạnh bây giờ là thời điểm phải thương mại hóa và phổ biến cây trồng BĐG vì lợi ích của nó ngày càng rõ…

Nhưng ở nước nào báo chí cũng luôn có tác động rất lớn đối với người dân. Nước Anh trước đây đã truyền thông một cách tiêu cực về GMO nên nhiều người giờ vẫn giữ những góc nhìn rất hạn chế.

Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều bài báo tích cực hơn, dựa trên những bằng chứng khoa học xác thực để nói về GMO.

 

(ghi)

Xem thêm
Đại lý thức ăn chăn nuôi tại Chương Mỹ giúp nông dân phát triển kinh tế

Mô hình đại lý thức ăn chăn nuôi tại Chương Mỹ giúp nông dân phát triển kinh tế bền vững, gắn kết doanh nghiệp và người chăn nuôi.

Người đàn ông tử vong sau hai lần bị chó cắn

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Một người đàn ông 48 tuổi ở thành phố Phú Mỹ tử vong với các dấu hiệu nghi mắc bệnh dại, sau hai lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Nhàn nhã nhờ thiết bị bay không người lái

HÀ TĨNH Ứng dụng thiết bị bay không người lái vào sản xuất nông nghiệp không chỉ giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ sức khỏe và môi trường.

Bỏ khu Bến Cá, các tiểu thương đã ổn định tại chợ mới Bến Do

QUẢNG NINH Các hộ kinh doanh tại khu Bến Cá đã được di chuyển về chợ Bến Do. Đến nay, hoạt động buôn bán của các hộ kinh doanh tại chợ Bến Do đã ổn định.

Cứu hộ cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi

HẢI PHÒNG Vừa qua, Tổ chức Động vật Châu Á và Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm Hải Phòng cứu hộ thành công một cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi do người dân nuôi.