| Hotline: 0983.970.780

Hưng Yên hỗ trợ nhiều mô hình tưới tiết kiệm cho cây ăn quả

Thứ Tư 06/11/2024 , 07:29 (GMT+7)

Các mô hình tưới tiết kiệm cho cây ăn quả đã giải quyết đồng thời nhiều bài toán trong sản xuất, tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập cho nhà vườn.

Qua 4 năm triển khai Đề án “Phát triển vùng sản xuất cây ăn quả, hoa cây cảnh tập trung trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020 - 2025”, Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên (Trung tâm) đã xây dựng thành công nhiều mô hình tưới nước cho cây ăn quả.

Các mô hình này đều đang thể hiện được vai trò của tiến bộ công nghệ, giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản, tăng hiệu quả sản xuất, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, tăng thu nhập, gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Một trong các điểm mô hình tưới nước cho cây ăn quả có múi ở Hưng Yên. Ảnh: Hải Tiến.

Một trong các điểm mô hình tưới nước cho cây ăn quả có múi ở Hưng Yên. Ảnh: Hải Tiến.

Ông Nguyễn Quang Khánh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên cho biết, các mô hình nêu trên đều áp dụng tiến bộ kỹ thuật tưới phun mưa tự động, tưới tiết kiệm công nghệ Israel, được cải tiến cho dễ lắp đặt và vận hành, phù hợp với địa hình và cây trồng tại Việt Nam.

Hiệu quả của công nghệ này đã được chứng minh qua mô hình tưới nước cho cây nhãn (năm 2023) ở một số địa phương trong tỉnh, giúp giảm thời gian và công sức lao động, tiết kiệm nước tưới, giảm tiêu tốn điện năng, tránh thất thoát phân bón, tạo điều kiện cho cây trồng phát triển đồng đều, tăng tỷ lệ ra hoa, tăng năng suất nhãn quả từ 12 - 15% so với đối chứng (không tưới phun mưa tự động).

Nhờ đó năm 2024, Sở NN-PTNT Hưng Yên chỉ đạo Trung tâm tiếp tục xây dựng mô hình tưới nước cho cây ăn quả có múi. Tống diện tích các điểm mô hình gồm 6ha cam Vinh và bưởi Diễn trồng tại các xã Đại Tập (huyện Khoái Châu), Đồng Thanh và Đức Hợp (huyện Kim Động).

Cam Vinh lòng vàng ở Hưng Yên sắp tời kỳ thu hoạch. Ảnh: Hải Tiến.

Cam Vinh lòng vàng ở Hưng Yên sắp tời kỳ thu hoạch. Ảnh: Hải Tiến.

Hiện tại, mô hình tưới nước cho cây ăn quả có múi đã được cấp hỗ trợ và lắp đặt đầy đủ hạng mục theo quy định, gồm máy bơm nước tạo nguồn, bể lưu trữ nước tưới, máy bơm tạo áp lực, hệ thống dây điện trong vườn, đường ống dẫn nước, hầm đặt máy bơm, các trụ bê tông cố định cột ống và các béc phun mưa. Bước đầu, mô hình vận hành ổn định, đang từng bước phát huy tác dụng. 

Ông Nguyễn Văn Nhẹn ở xã Đồng Thanh (Kim Động) kể, ông trồng cam từ năm 2010, tổng diện tích trên 1ha. Từ 2 năm nay, con cái ông trước đây phụ giúp việc trồng cam đều đã vào làm tại các khu công nghiệp trong tỉnh nên ông phải thuê mượn thêm công lao động bên ngoài rất đắt (400.000 – 500.000 đồng/người/ngày, tuỳ theo công việc), nhất là với thuê công lao động thời vụ.

Đang lúc bế tắc trong duy trì quy mô sản xuất thì ông Nhẹn được Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên chọn tham gia mô hình tưới nước cho cây ăn quả có múi. Như "người buồn ngủ gặp chiếu manh", ông Nhẹn liền xuống tiều đầu tư đủ số vốn đổi ứng theo quy định và thực hiện mô hình theo sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông.

Kết quả từ đầu năm đến nay, ông Nhẹn đã giảm được hàng chục triệu đồng tiền thuê mượn lao động tưới dưỡng cho vườn cam, ngoài ra còn duy trì ổn định được quy mô sản xuất. "Dự kiến sang năm 2025 tôi sẽ đầu tư thêm công nghệ bón phân tự động cho cây trồng nhằm nâng tổng diện tích thâm canh các cây ăn quả có múi khoảng 2ha", ông Nhẹn chia sẻ.

Bưởi Diễn trong mô hình khuyến nông ở xã Đại Tập (huyện Khoái Châu). Ảnh: Hải Tiến.

Bưởi Diễn trong mô hình khuyến nông ở xã Đại Tập (huyện Khoái Châu). Ảnh: Hải Tiến.

Cũng giống như ông Nhẹn, ông Nguyễn Văn Hùng ở xã Đại Tập (Khoái Châu) được chọn hỗ trợ làm điểm mô hình tưới phun mưa tự động cho 1ha cây bưởi Diễn, tuy bị ảnh hưởng khá nặng bởi cơn bão số 3 (Yagi) ông vẫn đánh giá đây mới là năm đầu tiên ứng dụng công nghệ tưới vào sản xuất, hiệu quả của mô hình vẫn còn tác dụng kéo dài tới nhiều năm sau.

Mặt khác, vốn đầu tư ban đầu lắp đặt hệ thống công nghệ này rất lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, rất ít nhà nông có đủ nguồn lực để tự đầu tư lắp đặt đồng bộ nên có thể nói các cấp ngành chuyên môn của tỉnh đã rất quan tâm đầu tư, hỗ trợ kịp thời cho nông dân.

Đến thăm một số điểm mô hình tưới nước cho cây ăn quả có múi ở các địa phương khác của Hưng Yên đều thấy sự đánh giá rất tích cực của người dân về hiệu quả thiết thực của công nghệ tưới nước tiết kiệm cho cây ăn trái có múi.

Bà Trần Thị Huệ, cán bộ khuyến nông phụ trách các mô hình khẳng định, sau kết quả thực hiện các mô hình, Trung tâm sẽ xây dựng quy trình kỹ thuật trồng cây ăn quả và cây trồng cạn theo hướng công nghệ cao phù hợp với địa bàn Hưng Yên.

"Là địa phương có nhiều khu công nghiệp đang hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao, thu hút được nhiều lao động vào làm, nhất là các lao động trẻ, song cũng tạo ra không ít thách thức cho sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, việc  ứng dụng nhanh các tiến bộ công nghệ cao vào lĩnh vực trồng trọt nói riêng luôn là một trong những định hướng lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của cấp uỷ và chính quyền tỉnh Hưng Yên, vừa bắt kịp xu thế canh nông hiện đại, giải quyết tốt bài toán thiếu hụt lao động nông nghiệp, vừa đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thương mại trên địa bàn", ông Nguyễn Quanh Khánh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên chia sẻ.

Xem thêm
Nuôi 300 con dúi, 300 gà đen mang lại doanh thu nửa tỷ đồng

ĐỒNG THÁP Tổng thu nhập từ đàn dúi 300 con và đàn gà đen 300 con đem về cho anh Huỳnh Văn Hiếu ở Đồng Tháp khoảng nửa tỷ đồng mỗi năm.

Khẩn cấp tiêu hủy, khoanh vùng dập dịch tả lợn Châu Phi

Từ đầu tháng 7/2025 đến nay, dịch tả lợn Châu Phi đang có những diễn biến phức tạp tại tỉnh Tuyên Quang, đe dọa nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi và môi trường.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất