| Hotline: 0983.970.780

Hợp tác trồng 300ha lúa xuất khẩu sang Nhật Bản

Thứ Bảy 15/03/2025 , 13:08 (GMT+7)

THÁI BÌNH Huyện Hưng Hà quy hoạch 300ha trồng giống lúa của Nhật, từ đó mở đường xuất khẩu sản phẩm gạo sang thị trường Nhật Bản, doanh thu kỳ vọng 100 triệu USD.

Ngày 14/3, huyện Hưng Hà (Thái Bình) tổ chức triển khai một số nội dung đột phá phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và ký kết thỏa thuận hợp tác sản xuất và xuất khẩu gạo sang thị trường Nhật Bản với các nhà đầu tư.

Bí thư Huyện uỷ Hưng Hà Trần Hữu Nam (đứng) phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Báo Thái Bình.

Bí thư Huyện uỷ Hưng Hà Trần Hữu Nam (đứng) phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Báo Thái Bình.

Tại hội nghị, Bí thư Huyện ủy Hưng Hà Trần Hữu Nam quán triệt nội dung về đột phá phát triển khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị. Theo đó, huyện sẽ tập trung nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, tạo xung lực mới trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Theo lãnh đạo huyện Hưng Hà, địa phương này có tiềm năng lớn trong phát triển nông nghiệp với hơn 10.300ha trồng lúa, trong đó xã Quang Trung có diện tích lớn nhất với 700ha. Huyện đã quy hoạch các vùng sản xuất lúa, bao gồm 2 vùng từ 100ha trở lên, 3 vùng từ 60 - dưới 100ha và 3 vùng từ 20 - 40ha, tổng diện tích 5.600ha.

Hiện nay, 300ha trồng lúa tại các xã Hồng Lĩnh, Hòa Bình, Thống Nhất, Quang Trung, Chí Hòa, Văn Lang, Độc Lập, Liên Hiệp, Tiến Đức, thị trấn Hưng Nhân và Hòa Tiến đã gieo trồng giống lúa Nhật. Ngoài ra, toàn huyện có hơn 1.000ha đất bãi ven sông có tiềm năng lớn trong phát triển nông nghiệp chất lượng cao.

Đại diện Công ty HSS (Nhật Bản) ký hợp tác bao tiêu sản phẩm lúa gạo của huyện Hưng Hà. Ảnh: Báo Thái Bình.

Đại diện Công ty HSS (Nhật Bản) ký hợp tác bao tiêu sản phẩm lúa gạo của huyện Hưng Hà. Ảnh: Báo Thái Bình.

Tại hội nghị, huyện Hưng Hà đã ký kết thỏa thuận hợp tác với các đối tác của Nhật Bản, gồm Công ty Cổ phần Nông nghiệp và Thương mại THA, Công ty Cổ phần HSS và Công ty Cổ phần Besia. Theo thỏa thuận, Công ty THA chịu trách nhiệm sản xuất gạo theo tiêu chuẩn Nhật Bản; Công ty HSS thu mua và phân phối gạo đến các hệ thống bán lẻ tại Nhật Bản; Công ty Besia sử dụng gạo để chế biến các sản phẩm phục vụ thị trường tiêu dùng.

Mục tiêu của huyện Hưng Hà năm 2025 là xuất khẩu 2.000 tấn gạo sang Nhật Bản và cung cấp 1.000 tấn cho thị trường nội địa. Huyện phấn đấu mở rộng thêm 300ha cấy giống lúa Nhật mỗi năm, hướng tới năm 2030 đạt 2.500ha, xuất khẩu 10.000 tấn gạo với doanh thu dự kiến 100 triệu USD.

Để đạt mục tiêu đề ra, huyện tiếp tục quy hoạch vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng vùng sản xuất. Đồng thời, huyện cam kết đồng hành với doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện hợp tác, bảo đảm việc sản xuất và xuất khẩu gạo diễn ra hiệu quả, bền vững.

Xem thêm
Khởi công trang trại heo 300 tỷ đồng

GIA LAI Dự án sau khi đi vào hoạt động sẽ là mô hình hiện đại, thân thiện với môi trường, góp phần vào phát triển kinh tế và an sinh xã hội tại địa phương.

Cháu bé 3 tuổi tử vong do bệnh dại

GIA LAI Bị chó hoang cắn, tuy nhiên gia đình không đưa đến cơ sở y tế để được tư vấn, tiêm phòng vacxin khiến cháu bé 3 tuổi tử vong ngay sau đó.

Đi giữa ngàn xanh

GIA LAI Khoát hơn nửa vòng tay, Rô Krik nói: ‘Giờ đây, xã Đất Bằng đã khoác lên mình một màu xanh bất tận, màu xanh của ấm no, đủ đầy và ngập tràn hạnh phúc".

Sống chung với khô hạn: [Bài 2] Tưới tiên tiến giảm áp lực nguồn nước

Những năm qua, người dân Ninh Thuận đua nhau lắp đặt các thiết bị tưới tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, thích ứng với nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Biến lá khóm thành tơ sợi

TIỀN GIANG Mỗi ngày, anh Nguyễn Ngọc Quyền ở Tiền Giang thu gom 2 tấn lá khóm để sản xuất 15kg tơ sợi cung ứng cho các nhà máy đánh bông, dệt vải.

'Xanh hóa' - Ngành tôm phải xắn tay mà bắt nhịp

'Xanh hóa' và sâu xa hơn là phát triển bền vững - con đường tất yếu mà các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải tham gia.

'Cuộc chiến' giữ rừng phòng hộ: [Bài 4] Nhân rộng diện tích rừng FSC

Đồng Nai Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc là đơn vị lâm nghiệp đầu tiên trong tỉnh Đồng Nai được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế FSC.