| Hotline: 0983.970.780

Hồ chứa cạn kiệt trong mùa mưa

Thứ Năm 15/11/2018 , 10:05 (GMT+7)

Các tỉnh Nam Trung bộ đang bước vào mùa mưa bão. Để đảm bảo an hoàn hồ chứa và điều tiết nước hợp lý tránh gây thiệt hại cho vùng hạ du, các địa phương đã chủ động sẵn sàng ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ”.

16-07-09_ho_bu_zon
Các hồ chứa ở Ninh Thuận đang chờ nước

Mùa mưa bão trên địa bàn các tỉnh Nam Trung bộ diễn ra thường xuyên theo quy luật từ đầu tháng 9 đến tháng 11, tập trung mưa nhiều vào tháng 10. Tuy nhiên năm nay từ tháng 10 đến nay, các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên lượng mưa không đáng kể.

Trong khi đó, theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện tượng Enso được dự báo nhiều khả năng sẽ chuyển sang trạng thái El Nino từ tháng 11/2018. Vì vậy, lượng mưa trong năm 2018 thấp dẫn đến lượng nước trữ của các hồ chứa hiện tại thấp hơn so với trung bình nhiều năm.
 

Hồ đập "mắc cạn"

Tại tỉnh Ninh Thuận, từ ngày 6 - 8/11 bắt đầu có mưa do ảnh hưởng của rãnh áp thấp xích đạo kết hợp với nhiễu động của đới gió động trên cao, đã bổ sung lượng nước đáng kể cho các hồ chứa. Tuy nhiên sau đó trời nắng gắt trở lại nên việc tích nước vẫn chưa đảm bảo yêu cầu.

Theo ông Lê Phạm Hòa Bình, PGĐ Cty TNHH MTV KTCTTL Ninh Thuận, tính đến 13/11, mực nước 21 hồ chứa của Cty quản lý chỉ đạt 97,04 triệu m3/194,49 triệu m3. Trong đó hồ Ông Kinh (Ninh Hải) đang ở mực nước chết, nhiều hồ tích trữ thấp như: hồ Lanh Ra (Ninh Phước) 1,28/13,89 triệu m3 (đạt 9,2% dung tích thiết kế); hồ Bầu Zôn 0,20/1,69 triệu m3 (đạt 12%); hồ Tà Ranh 0,20/1,22 triệu m3 (đạt 16,3%); hồ Bầu Ngứ 0,26/1,60 triệu m3 (đạt 16,4%); hồ CK7 0,13/1,43 triệu m3 (đạt 8,9%); hồ Sông Trâu 7,40/31,53 triệu m3 (đạt 23,5%); hồ Suối Lớn 0,35/1,10 triệu m3 (đạt 32%) và hồ Sông Biêu 6,13/23,78 triệu m3 (đạt 25,8%).

Bên cạnh đó, hồ Đơn Dương cũng chỉ tích nước đạt khoảng 50% tổng dung tích thiết kế.

Tại Khánh Hòa, các hồ chứa cũng đang thiếu nước. Theo Chi cục Thủy lợi Khánh Hòa, 19 hồ chứa nước lớn trên toàn tỉnh với tổng dung tích gần 250 triệu khối nhưng lượng nước chỉ đạt hơn 90 triệu khối, đạt tỷ lệ 39% so với dung tích toàn bộ.

“Những năm trước, vào thời điểm từ tháng 11 trở đi, các hồ chứa thường đã đạt đến lượng chứa phổ biến trên 80%, thậm chí một số hồ đã đầy nước. Nhưng năm nay đến giờ này vẫn không mưa nên các hồ đều cạn”, ông Nguyễn Mỹ, PGĐ Cty TNHH MTV KTCTTL Khánh Hòa cho biết.

16-07-09_ho_t_rnh
Ảnh: K.S

Tại Phú Yên, theo Cty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam, các hồ chứa trên địa bàn vẫn chưa tích nước đạt 100% dung tích. Cụ thể, hồ Đồng Tròn mực nước ở mức 28,50/35,50m; hồ Phú Xuân 31,85/36,50m, hồ Suối Vực 81,20/88,10m; hồ Xuân Bình 70,76/75,80m; hồ Kỳ Châu 134,18/141,10m; hồ Hóc Răm 19,95/23,20m.
 

Phải đảm bảo “3 trong 1”

Trước tình hình hồ chứa cạn kiệt, các Cty thủy nông đang chỉ đạo Trạm Thủy nông quản lý các hồ chứa thực hiện nhiệm vụ “3 trong 1”, cụ thể vừa chủ động tích nước, đảm bảo phục vụ sản xuất năm 2019, vừa đảm bảo an toàn hồ đập và điều tiết nước hợp lý, đảm bảo an toàn cho vùng hạ du.

Ông Lê Phạm Hòa Bình cho biết, để đảm bảo an toàn hồ đập và nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất các vụ trong năm 2019 (đảm bảo đến hết mùa mưa, các hồ tích trữ đầy nước) hiện Cty đang theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, đặc biệt tình hình mưa từ các cơ quan khí tượng thuỷ văn để tổ chức trữ và xả lũ các hồ chứa theo đúng quy trình vận hành hồ chứa.

Theo ông Bình, hiện các hồ chứa của Cty quản lý đã chủ động sẵn sàng ứng phó với mưa lũ theo phương châm “ 4 tại chỗ”. Theo đó, Cty đã phân công cán bộ túc trực 24/24h, theo dõi chặt chẽ mực nước và lưu lượng nước đến hồ chứa, chủ động hạ thấp mực nước để đón lũ.

Đồng thời Cty đã thông báo cho chính quyền địa phương để phổ biến đến nhân dân vùng hạ du và các cơ quan liên quan ít nhất 6 giờ trước khi xả lũ để chủ động phòng, tránh và tổ chức di dời dân đến nơi an toàn.

Các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên cũng đã củng cố, kiện toàn BCH PCLB-TKCN đảm bảo thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” một cách chủ động không trông chờ, ỷ lại.

Ông Nguyễn Minh Huệ, Chủ tịch Cty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam cho biết, trong mùa mưa bão, các vị trí xung yếu như đầu mối đập Đồng Cam, hệ thống Tam Giang, các hồ chứa nước Phú Xuân, Đồng Tròn, Hóc Răm, Xuân Bình, Kỳ Châu, Suối Vực, Cty đã cử người có năng lực, trình độ chuyên môn để ứng trực 24/24h và báo cáo liên tục kịp thời về mực nước, diễn biến lụt, bão để có hướng chỉ đạo kịp thời.

 

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Lợn chết như ngả rạ, nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng

LÀO CAI Tại xã Quy Mông hàng chục hộ dân đang rơi vào cảnh điêu đứng khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát. Lợn bệnh, lợn chết la liệt, nhiều trang trại đã trống chuồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Biến phụ phẩm thủy sản thành 'vàng xanh': [Bài 3] Biến vỏ sò, ốc biển thành trang sức giá trị cao

TP.HCM Không chỉ xương cá, vỏ tôm… vỏ sò, ốc cũng được các nghệ nhân tận dụng hiệu quả, tái chế thành quà lưu niệm, trang sức có giá trị cao.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất