| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả mô hình trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh tại Hòa Bình

Thứ Năm 18/05/2017 , 15:05 (GMT+7)

Mô hình triển khai tại 2 xã Tử Nê và Phú Vinh, huyện Tân Lạc (Hòa Bình). Thời gian thực hiện 3 năm, quy mô 38ha...

Với mục tiêu đưa những giống keo nuôi cấy mô vào sản xuất trồng rừng gỗ lớn, áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người trồng rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, được sự hỗ trợ Trung tâm khuyến nông Quốc gia, TTKN tỉnh Hòa Bình đã triển khai và thực hiện Dự án “Xây dựng và phát triển mô hình áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung”.

14-19-16_cn-bo-ky-thut-chi-se-voi-cc-ho-trong-keo-nuoi-cy-mo-ti-xom-bin-x-tu-ne-ve-cch-pht-hien-benh
Cán bộ kỹ thuật chia sẻ kinh nghiệm với các hộ trồng keo nuôi cấy mô

Mô hình triển khai tại 2 xã Tử Nê và Phú Vinh, huyện Tân Lạc (Hòa Bình). Thời gian thực hiện 3 năm, quy mô 38ha, với 20 hộ gia đình tham gia. Đây là những hộ có đủ điều kiện về đất đai, lao động, kinh phí và tình nguyện tham gia thực hiện mô hình. Khi tham gia, các hộ được hỗ trợ 100% cây giống (giống keo lai BV10, BV16, BV32) và 50% phân bón đồng thời tập huấn kỹ thuật cho các hộ từ cách trồng, khoảng cách trồng, cách chăm sóc, bón phân từng giai đoạn.

Tham quan đồi keo nuôi cấy mô rộng 2ha của gia đình ông Bùi Văn dành xóm Bin, xã Tử Nê, ông cho biết: Khi nhận giống về trồng, tỷ lệ cây sống rất cao khoảng 98%. Với ưu điểm cây sinh trưởng đồng đều, nhanh, trồng từ tháng 9/2016 đến nay được khoảng 8 tháng mà cây đã đạt chiều cao từ 2- 2,5m, đường kính gốc 4cm. Thời gian trồng thành rừng gỗ lớn sau khoảng 10 năm sẽ cho thu hoạch, hứa hẹn cho hiệu quả kinh tế cao cho người trồng rừng.

Tương tự, ông Bùi Văn Hung xóm Bin có diện tích rừng 1ha và cũng là hộ được hưởng lợi từ dự án, ông cũng phấn khởi cho biết, keo nuôi cấy mô là giống cây mới cho năng suất, chất lượng cao. So với giống keo giâm bằng hom thì keo nuôi cấy mô vượt trội gấp 1 – 1,5 lần.

Đến nay mô hình áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung đã có kết quả bước đầu. Cây sinh trưởng và phát triển tốt, chiều cao trung bình cây đạt 2m, trung bình 1 ha cho thu nhập 300 - 400 triệu đồng (sau 10 năm trồng), hiệu quả kinh tế của trồng rừng gỗ lớn tăng gấp nhiều lần so các giống khác.

Từ kết quả bước đầu của dự án trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh tại xã Tử Nê và Phú Vinh đang dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân, góp phần thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp phát triển bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem thêm
Thịt lợn ế ẩm chưa từng có

QUẢNG NGÃI Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Các tiểu thương bán thịt lợn cũng rơi vào cảnh ế ẩm chưa từng có.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Hàng trăm tàu cá bị kiểm tra, xử lý trên vịnh Bắc Bộ

HẢI PHÒNG Từ đầu năm 2025 đến nay, Chi cục Kiểm ngư Vùng I đã tuần tra 80 ngày trên biển, kiểm tra 187 tàu cá, xử lý hàng chục trường hợp vi phạm.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất