Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Hai, 28/4/2025 0:34 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả kép từ những cánh rừng ngập mặn ven biển

Thứ Năm 03/04/2025 , 20:20 (GMT+7)

THANH HÓA Hơn 411 ha rừng ngập mặn huyện Hậu Lộc như một 'lá chắn xanh' phòng chống thiên tai và tạo sinh kế cho người dân.

Hậu Lộc có điều kiện tự nhiên rất đa dạng, giàu tiềm năng với 3 vùng sinh thái - kinh tế: vùng đồi, vùng đồng bằng chủ yếu là phù sa và vùng ven biển. Đặc biệt, có chiều dài ven biển 12,4 km thuận lợi phát triển khai thác, nuôi trồng thủy hải sản và hậu cần nghề cá. Với 411,02 ha diện tích rừng phòng hộ ven biển Hậu Lộc đã được trồng phủ kín; trong đó: xã Đa Lộc 315,93 ha; xã Minh Lộc 16,66 ha; xã Hải Lộc 78,43 ha. Những cánh rừng ngập mặn xanh mướt, một hệ sinh thái phong phú nuôi dưỡng hàng chục loài thủy hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, vạng, trai, sò, cá, rong câu… ngày càng đa dạng và phong phú.

anh-1-163832_825

Cánh rừng ngập mặn bạt ngàn xanh mướt. Ảnh: Thu Thủy.

Bà Nguyễn Thị Hai, ở xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: Mỗi ngày bà dậy từ sáng sớm ra rừng ngập mặn để mò bắt các loài thủy hải sản như cua, tôm, cá, sò… Thu nhập bình quân từ 200 đến 300 nghìn đồng mỗi ngày, số tiền đó đủ để trang trải cuộc sống cho gia đình.

Các khu vực rừng ngập mặn được cắm biển bảo vệ. Ảnh: Thu Thủy.

Các khu vực rừng ngập mặn được cắm biển bảo vệ. Ảnh: Thu Thủy.

 Quản lý và bảo vệ môi trường hệ sinh thái biển luôn được huyện Hậu Lộc quan tâm, chú trọng. Hằng năm, UBND huyện ban hành kế hoạch bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ, kế hoạch bảo vệ môi trường; quản lý nguồn lợi thủy sản được duy trì, các nghề khai thác thủy sản không thân thiện với môi trường hạn chế phát triển; tuần tra xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; chú trọng bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn đã tạo không gian cảnh quan ven bờ, tạo điều kiện phát triển du lịch sinh thái.

Ông Vũ Văn Trung, Phó Chủ tịch UBND xã Đa Lộc cho biết: Rừng ngập mặn ven biển ở Đa Lộc đã được trồng phủ kín có vai trò bảo vệ người dân sinh sống trong đê, góp phần giảm thiểu đáng kể những tác động xấu của biến đổi khí hậu. UBND xã thường xuyên tuyên truyền đến người dân về việc bảo vệ và chăm sóc rừng ven biển, phát động phong trào ra quân dọn rác thải nhằm bảo vệ môi trường. Tận dụng rừng ngập mặn mà người dân đã phát triển kinh tế với các mô hình như: Nuôi ong và nuôi thủy sản tự nhiên dưới tán rừng, bảo vệ công trình thủy lợi mang lại kinh tế cao.

anh-3-163945_564

Trồng rừng ngập mặn để giảm thiểu tác động của thiên tai. Ảnh: Thu Thủy.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Hậu Lộc, Ngọ Viết Thắng cho biết: Hiện nay trên địa bàn huyện Hậu Lộc có 411,02 ha diện tích rừng ngập mặn được trồng phủ kín ở các xã Đa Lộc, Minh Lộc, Hải Lộc…nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, giúp bảo vệ bờ biển, chống xói mòn, ứng phó với biến đổi khí hậu. Rừng ngập mặn còn mang lại giá trị kinh tế cho bà con phát triển quanh năm như phát triển các mô hình nuôi ong, nuôi ngao và đánh bắt các loài thủy hải sản.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Doanh nghiệp cạn vốn

ĐIỆN BIÊN Doanh nghiệp cạn vốn, người dân thiếu quyết tâm, kiên trì nên dù tiềm năng lớn nhưng con đường phát triển cây mắc ca ở huyện Điện Biên còn lắm chông gai.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.