| Hotline: 0983.970.780

Hào hứng ngày hội thu hoạch lúa tại An Giang

Thứ Bảy 05/04/2025 , 16:39 (GMT+7)

Ngày hội thu hoạch lúa nhằm thay đổi nhận thức của nông dân, tổ chức lại sản xuất, gắn kết doanh nghiệp nhằm phát triển bền vững chuỗi liên kết lúa gạo.

Ông Trần Thanh Hiệp, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường An Giang phát biểu khai mạc ngày hội. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Trần Thanh Hiệp, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường An Giang phát biểu khai mạc ngày hội. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngày 4/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường An Giang phối hợp với UBND huyện Châu Phú tổ chức ngày hội thu hoạch lúa trong Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”.

Ngày hội được tổ chức tại ruộng của nông dân Lý Quang Nghị (xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú) với diện tích 3ha. Nông dân đã thực hiện đúng theo quy trình canh tác lúa của Đề án gồm: Giảm giống gieo sạ, giảm phân bón, giảm nước... Đồng thời ứng dụng máy sạ cụm kết hợp vùi phân, sử dụng bộ sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật của Công ty TNHH Bayer Việt Nam và phân bón của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, giống lúa của Công ty Vinarice. Kết quả, năng suất ruộng mô hình đạt 8,25 tấn/ha.

Ngày hội thu hoạch lúa diễn ra tại ruộng của nông dân Lý Quang Nghị (xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngày hội thu hoạch lúa diễn ra tại ruộng của nông dân Lý Quang Nghị (xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Trần Minh Nhựt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường An Giang cho biết, ngày hội nhằm thay đổi nhận thức của người trồng lúa, tổ chức lại sản xuất, gắn kết bền chặt với doanh nghiệp để phát triển bền vững chuỗi liên kết lúa gạo. Từ đó tạo cơ hội thúc đẩy phát triển diện tích sản xuất theo Đề án, nâng cao năng lực, phát huy trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương, HTX, tổ hợp tác sản xuất lúa.

“Việc sản xuất lúa theo Đề án giúp nông dân thay đổi phương thức sản xuất từ canh tác truyền thống sang kinh tế nông nghiệp, giúp nông dân canh tác gắn với bảo về môi trường, giảm chi phí đầu tư, tăng thu nhập của người trồng lúa. Cụ thể tại mô hình tham gia Đề án, nông dân đạt lợi nhuận cao hơn mô hình đối chứng gần 10 triệu đồng/ha” ông Nhựt cho biết.

Ngày hội thu hoạch lúa nhằm thay đổi nhận thức của nông dân, tổ chức lại sản xuất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngày hội thu hoạch lúa nhằm thay đổi nhận thức của nông dân, tổ chức lại sản xuất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường An Giang, năm 2025, diện tích An Giang đăng ký tham gia vào Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao là 44.051ha, đáp ứng yêu cầu xây dựng vùng nguyên liệu lớn.

Ông Hồ Văn Mừng, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang khẳng định: Việc tổ chức ngày hội thu hoạch lúa có ý nghĩa đặc biệt trong việc tuyên truyền, khuyến khích nông dân, HTX, doanh nghiệp tích cực tham gia Đề án. Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao tại An Giang đã đạt được những kết quả tích cực với diện tích thực hiện đạt khoảng 1.200ha.

Trong ngày hội, nông dân được tận mắt xem các thiết bị thu hoạch lúa, máy cuộn rơm, máy vùi phân, máy xới đất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong ngày hội, nông dân được tận mắt xem các thiết bị thu hoạch lúa, máy cuộn rơm, máy vùi phân, máy xới đất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Mừng yêu cầu các sở, ngành và địa phương tập trung tuyên truyền, vận động ngày càng nhiều nông dân tham gia vào Đề án. Trong đó cần chỉ rõ lợi ích của nông dân khi tham gia canh tác lúa chất lượng cao. Tăng cường vận động nông dân giảm phát thải thông qua việc không đốt rơm rạ tại ruộng. Nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia xử lý rơm rạ sau thu hoạch...

Theo Sở NN-MT An Giang, năm 2025, diện tích An Giang đăng ký tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp là 44.051ha. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo Sở NN-MT An Giang, năm 2025, diện tích An Giang đăng ký tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp là 44.051ha. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Các sở, ngành, địa phương có kế hoạch cụ thể gắn với việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả thực hiện Đề án. Tăng cường phối hợp với doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân trong thực hiện Đề án. Tích cực ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả của Đề án trong thời gian tới.

Xem thêm
Xây dựng thương hiệu yến Việt: [Bài 3] Chinh phục thị trường tỷ dân

Là quốc gia tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang dần trở thành thị trường 'vàng' cho sản phẩm yến sào Việt Nam.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Quảng Ninh ban hành Chỉ thị mới về bảo vệ rừng

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.