| Hotline: 0983.970.780

Gỡ khó cho nông dân trồng khoai lang

Thứ Hai 07/06/2021 , 10:52 (GMT+7)

Đồng Tháp đề nghị huyện Châu Thành phối hợp với các ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, hội quán, địa phương... cùng chung tay hỗ trợ kết nối, tiêu thụ khoai lang cho nông dân.

Tính đến đầu tháng 6/2021, tổng diện tích khoai lang tím Nhật tại huyện Châu Thành (Đồng Tháp) còn trên ruộng 266 ha, với sản lượng 8.494 tấn, tập trung các xã Hòa Tân, Phú Long, Tân Phú.

Hiện nay, tình hình tiêu thụ khoai đang gặp nhiều khó khăn, giá bán không bù được chi phí thu hoạch, thương lái thu mua số lượng rất ít. Nông dân sản xuất tự phát, thiếu liên kết và không có sự gắn kết chặt chẽ với các đơn vị tiêu thụ, chủ yếu do thương lái thu mua và xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc.

Để hỗ trợ người dân Châu Thành, những ngày qua nhiều doanh nghiệp, HTX, các hệ thống các siêu thị đã và đang kết nối, tiêu thụ khoai lang cho bà con nông dân. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để hỗ trợ người dân Châu Thành, những ngày qua nhiều doanh nghiệp, HTX, các hệ thống các siêu thị đã và đang kết nối, tiêu thụ khoai lang cho bà con nông dân. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để hỗ trợ người dân Châu Thành, những ngày qua nhiều đơn vị như HTX Đặc sản Đồng Tháp, Câu lạc bộ Doanh nhân Đồng Tháp tại TP.HCM, Thành đoàn TP.HCM, Nhóm Cấy nền giao thương Đồng Tháp và hệ thống các siêu thị đã và đang kết nối, tiêu thụ khoai lang cho nông dân. Tuy nhiên, sản lượng khoai lang vẫn còn rất lớn.

Trước mắt, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa yêu cầu huyện Châu Thành phối hợp với các ngành, đoàn thể, địa phương, doanh nghiệp cùng chung tay hỗ trợ kết nối, tiêu thụ khoai lang cho nông dân, cấp xã, cấp huyện và hội quán, HTX sản xuất khoai lang, nông dân tại địa phương phải cùng vào cuộc, khẩn trương cung cấp đủ sản lượng khoai theo đơn đặt hàng.

Về lâu dài, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đề nghị nông dân phải tổ chức lại sản xuất, trong đó sản xuất phải gắn kết với doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng diện tích đạt tiêu chuẩn an toàn, xây dựng thương hiệu khoai lang Châu Thành. Đồng thời nâng cao khả năng chế biến khoai lang của các HTX sau thu hoạch.

Ngành nông nghiệp cần xây dựng bản đồ nông nghiệp đối với mặt hàng nông sản, nhất là ngành hàng tái cơ cấu và yêu cầu bản đồ nông nghiệp phải cập nhật sản lượng, diện tích sản xuất, thời điểm thu hoạch. Từ đó có sự kiểm soát, kết nối tiêu thụ kịp thời cũng như đưa ra khuyến cáo giúp nông dân sản xuất bền vững hơn.

  • Tags:
Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.