| Hotline: 0983.970.780

Giống lúa TBR97 chinh phục vựa lúa Đắk Nông

Thứ Năm 02/05/2024 , 15:29 (GMT+7)

Giống lúa TBR97 được trồng thử nghiệm tại xã Nam Đà, huyện Krông Nô cho cây chắc khỏe, năng suất vượt trội so với giống truyền thống.

Vừa qua, Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Krông Nô (Đắk Nông) phối hợp với Hội Nông dân xã Nam Đà và Công ty TNHH ThaiBinh Seed - Miền Trung - Tây Nguyên tổ chức hội thảo đánh giá mô hình trình diễn giống lúa TBR97 tại xã Nam Đà.

Theo Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Krông Nô, sản xuất lúa nước có vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng của địa phương. Huyện Krông Nô được xem làm vựa lúa lớn nhất tỉnh Đắk Nông. Do đó, thời gian qua nhiều giống lúa đã được triển khai liên tục nhằm nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

Những giống này khá phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai nên năng suất đạt khá cao. Tuy nhiên việc gieo trồng nhiều năm nên dẫn đến sự suy giảm về năng suất và dễ phát sinh sâu bệnh hại trong canh tác lúa nước.

Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Krông Nô phối hợp với Hội Nông dân xã Nam Đà và Công ty TNHH ThaiBinh Seed Miền Trung - Tây Nguyên xây dựng mô hình trình diễn giống lúa TBR97 với diện tích 0,5ha tại xã Nam Đà. Ảnh: Quang Yên.

Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Krông Nô phối hợp với Hội Nông dân xã Nam Đà và Công ty TNHH ThaiBinh Seed Miền Trung - Tây Nguyên xây dựng mô hình trình diễn giống lúa TBR97 với diện tích 0,5ha tại xã Nam Đà. Ảnh: Quang Yên.

Từ đó, cơ quan chức năng phải thường xuyên tìm chọn những giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt để khảo nghiệm và nhân rộng ra đại trà nhằm tăng thu nhập cho người trồng lúa. Vì vậy, vụ đông xuân 2023 - 2024, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Krông Nô đã phối hợp với Hội Nông dân xã Nam Đà và Công ty TNHH ThaiBinh Seed - Miền Trung - Tây Nguyên xây dựng mô hình trình diễn giống lúa TBR97 với diện tích 0,5ha tại xã Nam Đà.

Là người trực tiếp tham gia mô hình, ông Đinh Tấn Hữu (ngụ xã Nam Đà, huyện Krông Nô) cho biết, năng suất giống lúa TBR97 rất cao, mỗi sào (1 sào 1.000m2) đạt hơn 8 tạ lúa khô. Theo ông Hữu, vụ sản xuất đông xuân điều kiện thời tiết không thuận lợi nhưng giống lúa TBR97 vẫn phát triển tốt, năng suất cao.

“Gia đình tôi đã sản xuất nhiều giống lúa nhưng tôi thấy giống lúa TBR97 rất nổi trội với nhiều ưu điểm như đẻ nhánh khỏe, cây lúa rất cứng. Bên cạnh đó, quy trình chăm sóc cũng rất dễ, tỷ lệ phân bón sử dụng ít hơn.

Đất ở cánh đồng này rất xấu nhưng TBR97 vẫn chống chịu tốt, chưa thấy xuất hiện đối tượng sâu bệnh nào. Những giống lúa truyền thống trước đây năng suất chỉ đạt 6-7 tạ/sào, nhưng với giống lúa TBR97 vẫn cho năng suất cao hơn hẳn. Đây thực sự là giống lúa phù hợp với địa phương, rất có triển vọng”, ông Đinh Tấn Hữu chia sẻ.

Trọng lượng hạt lúa tươi TBR97 lên đến 1,2kg/1m2 cao hơn so với những giống lúa truyền thống. Ảnh: Quang Yên.

Trọng lượng hạt lúa tươi TBR97 lên đến 1,2kg/1m2 cao hơn so với những giống lúa truyền thống. Ảnh: Quang Yên.

Tại hội thảo đánh giá mô hình giống lúa TBR97 ở xã Nam Đà, hầu hết những người tham quan đều đánh giá đây là giống rất nổi trội về năng suất. Cụ thể, giống lúa TBR97 có nhiều đặc tính như bộ lá đứng, gốc gọn, thoát cổ bông tốt, độ thuần đồng ruộng cao. Cây lúa đẻ nhánh tập trung, cây cao trung bình và cứng, có khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đổ ngã. Ngoài ra, lúa TBR97 có tỷ lệ gạo nguyên cao, cơm mềm, có vị đậm.

Đặc biệt, để đánh giá năng suất thực tế của giống này, các thành viên thực hiện mô hình đã tiến hành gặt thử 1m2 diện tích. Kết quả thu được khiến tất cả mọi người chứng kiến đều phải ngỡ ngàng với trọng lượng hạt lúa tươi lên đến 1,2kg. Như vậy, năng suất lúa đạt trên 12 tạ tươi/1.000m2. Đây là con số quá ấn tượng ở chân đất ruộng cát pha như Nam Đà.

Theo bà Lê Thị Diệu Thảo, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Krông Nô, nhìn chung giống lúa TBR97 có tỉ lệ nảy mầm cao, đạt trên 90%. Lượng giống gieo sạ khoảng 130 -140 kg/ha, cây con mọc khỏe. Đây là giống lúa có tỉ lệ đẻ nhánh khá cao và tập trung.

Giống lúa TBR97 có khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đổ ngã và năng suất cao. Ảnh: Quang Yên.

Giống lúa TBR97 có khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đổ ngã và năng suất cao. Ảnh: Quang Yên.

Bà Lê thị Diệu Thảo cho biết thêm, ruộng mô hình không bị đổ ngã do cây lúa TBR97 có thân to, chắc, khoẻ, chiều cao cây vừa phải nên chống đổ ngã khá tốt. Giống lúa TBR97 cũng chống chịu sâu bệnh tốt, lúa sinh trưởng phát triển khoẻ, bộ lá xanh. Lúa trỗ nhanh, bông to, dài, nhiều gié, hạt khá to, dài, màu vàng sáng, tỉ lệ hạt chắc cao.

“Qua triển khai giống lúa TBR97 thích hợp với điều kiện tự nhiên tại xã Nam Đà và tập quán canh tác của người dân, lúa sinh trưởng khỏe, cứng cây, ít sâu bệnh và cho năng suất và chất lượng gạo tốt. Để có cơ sở đánh giá sự phù hợp của giống lúa tại các địa phương, đề nghị chính quyền và các ban ngành đoàn thể tiếp tục triển khai theo dõi việc gieo trồng đối với giống lúa TBR97 các vụ tiếp theo để có hướng tuyên truyền, hướng dẫn sản xuất”, bà Thảo thông tin.

Theo đại diện Công ty TNHH ThaiBinh Seed Miền Trung - Tây Nguyên, giống lúa TBR97 là sản phẩm bản quyền của Tập đoàn ThaiBinh Seed, được công nhận giống quốc gia từ ngày 1/8/2022. Giống lúa TBR97 là giống ngắn ngày, vụ hè thu có thời gian sinh trưởng 90 - 95 ngày, vụ đông xuân có thời gian sinh trưởng 100 - 105 ngày. Đây là giống chịu thâm canh, đẻ nhánh khỏe, cứng cây, chiều cao cây vừa phải, tỷ lệ chắc trên bông cao, phù hợp sản xuất cả 2 vụ/năm.

Đặc biệt giống TBR97 chịu nắng nóng, hạn chế đổ ngã, rất thích hợp cho sản xuất vụ hè thu. Giống  ít nhiễm các loại sâu bệnh hại. Hiện nay các xã trong huyện đang sản xuất đại trà giống lúa TBR97 hầu như không bị bệnh, rất ít sử dụng thuốc BVTV. Năng suất trung bình đạt từ 70 - 75 tạ/ha. Thâm canh tốt có thể đạt 90 tạ/ha.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Thú y Hải Phòng sau sáp nhập: [Bài cuối] Cơ hội vàng kiện toàn hệ thống thú y

HẢI PHÒNG Việc sáp nhập đã mang đến cho Hải Phòng cơ hội để thực hiện những giải pháp đột phá, kiện toàn hệ thống thú y và chuỗi giá trị chăn nuôi an toàn, bền vững

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

'Cánh đồng công nghệ' - lời giải cho bài toán tăng trưởng xanh

HẢI PHÒNG Mô hình trồng lúa công nghệ cao được triển khai tại Hải Phòng là phép thử cho tư duy sản xuất mới, hướng tới nền nông nghiệp giảm phát thải, hiệu quả và bền vững.

Kiểm ngư Vùng 5: Không có vùng xám trong chống khai thác IUU

Lực lượng Kiểm ngư Vùng 5 quyết liệt tuần tra, xử lý vi phạm trên biển, khẳng định không có ngoại lệ, không có vùng xám trong chống khai thác IUU.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Bình luận mới nhất