| Hotline: 0983.970.780

Giống lúa TBR97: 'Chiến binh thầm lặng'

Thứ Hai 26/08/2024 , 18:42 (GMT+7)

QUẢNG NAM Với nhiều ưu điểm như sạch sâu bệnh, chống đổ ngã, năng suất cao…, giống lúa TBR97 tiếp tục chinh phục thêm nhiều bà con nông dân Quảng Nam.

Bắt đầu thực hiện các mô hình khảo nghiệm, trình diễn từ năm 2021, đến nay, giống lúa TBR97 của Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed đã được bà con nông dân ở khu vực miền Trung biết đến và lựa chọn đưa vào sản xuất. Qua từng mùa vụ, dù bất kỳ trong điều kiện thời tiết, chân đất nào, giống lúa này vẫn luôn thể hiện được sự vượt trội so với các giống đại trà, cho năng suất cao và ổn định.

Dù điều kiện sản xuất trong vụ hè thu 2024 ở Quảng Nam gặp nhiều khó khăn nhưng giống lúa TBR97 vẫn sinh trưởng, phát triển tốt, không hề bị nhiễm sâu bệnh. Ảnh: L.K.

Dù điều kiện sản xuất trong vụ hè thu 2024 ở Quảng Nam gặp nhiều khó khăn nhưng giống lúa TBR97 vẫn sinh trưởng, phát triển tốt, không hề bị nhiễm sâu bệnh. Ảnh: L.K.

Vụ hè thu năm 2024, Công ty TNHH ThaiBinh Seed - Miền Trung - Tây Nguyên phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Quế Sơn (Quảng Nam) triển khai mô hình trình diễn giống lúa TBR97 tại xã Quế Minh (huyện Quế Sơn) trên diện tích 1ha. Trong quá trình sản xuất, các đơn vị đã phối hợp tổ chức tập huấn kỹ thuật từ làm đất, ngâm ủ giống, bón phân cho bà con nông dân để mô hình đạt hiệu quả cao nhất.

Qua tìm hiểu, khu vực được lựa chọn thực hiện mô hình trình diễn là vùng đất cát pha, nghèo dinh dưỡng. Vượt lên điều kiện khó khăn đó, ruộng lúa TBR97 vẫn phát triển xanh tốt. Đặc biệt, vừa qua, trên địa bàn xã Quế Minh xuất hiện nhiều đợt mưa giông kèm gió lốc lớn khiến nhiều diện tích lúa của người dân bị ngã đổ, thế nhưng giống lúa TBR97 vẫn đứng vững chãi.

Chị Huỳnh Thị Phương (trú thôn Diên Lộc, xã Quế Minh) niềm nở cho biết, vụ này là vụ đầu tiên gia đình chị canh tác giống lúa TBR97 trên diện tích 3 sào (sào 500m2). Qua quá trình sản xuất, chị nhận thấy giống lúa này dễ làm, ít nhiễm sâu bệnh và rất cứng cây. Đặc biệt, điều làm chị hài lòng nhất chính là năng suất.

“Với những giống khác, ở đám ruộng này trước đây tôi làm trong vụ hè thu năng suất chỉ khoảng 50 tạ/ha. Giống TBR97 này năng suất vượt trội hơn hẳn, ước đạt từ 70 – 75 tạ/ha. Dù lần đầu tiếp cận đưa vào sản xuất nhưng tôi và bà con nông dân thấy rất hài lòng với giống lúa này”, chị Phương chia sẻ.

Chị Huỳnh Thị Phương vui mừng vì giống lúa TBR97 đạt năng suất cao hơn nhiều so với các giống gia đình chị sử dụng trước đây. Ảnh: L.K. 

Chị Huỳnh Thị Phương vui mừng vì giống lúa TBR97 đạt năng suất cao hơn nhiều so với các giống gia đình chị sử dụng trước đây. Ảnh: L.K. 

Ông Lê Huệ (Trưởng thôn Diên Lộc, xã Quế Minh) cũng là một trong số nông dân tham gia sản xuất giống lúa TBR97. Ông Huệ chia sẻ, do sạch sâu bệnh nên trong quá trình sản xuất, gia đình ông chỉ phun 1 lần thuốc phòng trừ các loại sâu. Còn lại, cây lúa “tự lực” sinh trưởng và đến nay bộ lá vẫn rất đẹp. “Dù đặc tính của giống là không khoe bông nhưng khi quan sát sẽ thấy được bông lúa TBR97 có tỷ lệ hạt chắc rất cao, xếp sít chồng lên nhau nên năng suất chắc chắn đạt”, ông Huệ khẳng định.

Tại hội thảo đầu bờ đánh giá hiệu quả của mô hình trình diễn giống lúa TBR97 vừa được tổ chức, ông Nguyễn Mậu Ánh, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Quế Sơn cho rằng, qua theo dõi, với thời gian sinh trưởng 90 ngày trong vụ hè thu, giống lúa TBR97 rất phù hợp với cơ cấu giống trong vùng và chủ trương của tỉnh Quảng Nam.

Ngoài ra, giống TBR97 thích nghi được với nhiều chân đất, cây có chiều cao thấp, khả năng chống đổ ngã tốt, chịu được nhiều đối tượng sâu bệnh, chất lượng gạo ngon và rất có ưu thế trong vụ hè thu. “Qua 3 vụ sản xuất thử trên địa bàn huyện Quế Sơn, với những ưu điểm và sự thích nghi, đề nghị Sở NN-PTNT đưa giống TBR97 vào cơ cấu sản xuất chính của tỉnh trong những năm tới”, ông Ánh nói.

Ông Triệu Tấn Phú, Giám đốc Công ty TNHH ThaiBinh Seed - Miền Trung - Tây Nguyên thông tin, giống lúa TBR97 là sản phẩm độc quyền của ThaiBinh Seed, được công nhận giống quốc gia vào tháng 8/2022. Sau 6 vụ trình diễn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cho thấy giống lúa này có khả năng thích nghi rộng, phù hợp sản xuất được cả 2 vụ trong năm.

Ở các địa phương đã đưa vào sản xuất, giống TBR97 luôn được người dân và ngành chức năng đánh giá cao. “Thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục thực hiện các mô hình ở nhiều địa phương khác để bà con được tiếp cận, đưa vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa”.

TBR97 là giống có khả năng chịu nhiệt rất tốt. Trong vụ hè thu năm nay, mặc dù trên địa bàn xã Quế Minh nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung xảy ra nhiều đợt nắng nóng nhưng hầu như giống vẫn không hề bị ảnh hưởng. Bệnh thường gặp nhất là đạo ôn cổ bông không thấy xuất hiện, nhờ đó chủ ruộng tiết kiệm được nhiều chi phí thuốc bảo vệ thực vật.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.