| Hotline: 0983.970.780

Giảm lượng, tăng chất để thủy sản có đủ năng lượng phục hồi sau thiên tai

Chủ Nhật 06/10/2024 , 15:43 (GMT+7)

Trong quá trình khôi phục sản xuất thủy sản sau thiên tai, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò then chốt để giúp thủy sản tăng cường sức đề kháng.

Thủy sản thường giảm ăn do stress và môi trường bị xáo trộn sau thiên tai. Ảnh: Tùng Đinh

Thủy sản thường giảm ăn do stress và môi trường bị xáo trộn sau thiên tai. Ảnh: Tùng Đinh

Bổ sung các chất dinh dưỡng hỗ trợ hệ miễn dịch

Sau bão, thủy sản thường giảm ăn do stress và môi trường sống bị xáo trộn. TS. Trương Văn Thượng từ Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ Thuật và Thủy sản khuyến cáo, lượng thức ăn cần phải giảm khoảng 50% so với bình thường. Người nuôi cần quan sát kỹ hoạt động bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn, tăng dần trở lại khi cá tôm phục hồi, tránh dư thừa hoặc thiếu hụt dinh dưỡng.

Bà con cần sử dụng thức ăn có chất lượng cao, giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein. Đối với cá biển, hàm lượng protein trong thức ăn cần được tăng lên (trên 40%) để đảm bảo cá đủ năng lượng phục hồi”, TS Trương Văn Thượng nhấn mạnh.

Ngoài ra, các chất dinh dưỡng hỗ trợ hệ miễn dịch cần được bổ sung vào khẩu phần ăn. Các chuyên gia khuyến nghị sử dụng các loại phụ gia dinh dưỡng như Vitamin C, Beta-glucan, men tỏi…

Vitamin C là một chất chống oxy hóa quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng và giảm thiểu stress cho cá sau bão. Liều lượng chuyên gia khuyến nghị là 2-3 gram vitamin C trộn vào 100kg thức ăn, cho cá trong khoảng 5-7 ngày liên tục.

Để kích thích miễn dịch tự nhiên giúp thủy sản nâng cao khả năng chống lại các bệnh do vi khuẩn và virus bà con có thể sử dụng beta-glucan. Liều lượng từ 5-10 gram/100kg cá, trộn chung với thức ăn để cá hấp thụ dễ dàng. Tỏi cũng có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm tự nhiên, giảm thiểu các bệnh về ký sinh trùng và nấm. Liều lượng thường được khuyến cáo sử dụng từ 1-1,5 lít men tỏi cho mỗi tấn cá.

Sử dụng thảo dược trong dinh dưỡng thủy sản ngày càng phổ biến

Để điều trị bệnh ký sinh trùng như trùng mỏ neo, ThS. Nguyễn Thị Hà, nguyên Phó giám đốc Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh Thuỷ sản miền Bắc, gợi ý bà con dùng lá xoan xay nhỏ và hòa tan vào nước, sau đó phun đều lên ao để tiêu diệt ký sinh trùng gây hại. Tỏi được trộn trực tiếp vào thức ăn hoặc làm men tỏi để trộn vào thức ăn, có tác dụng kháng khuẩn, phòng bệnh cho thủy sản. Các nguyên liệu tự nhiên như dùng chuối sản xuất vitamin C cũng là một giải pháp tiết kiệm và hiệu quả. Quy trình kỹ thuật đơn giản, bà con có thể tự làm tại nhà để bổ sung vitamin C tự nhiên cho thủy sản.

Công thức làm vitamin C từ chuối được ThS. Nguyễn Thị Hà chia sẻ như sau: 10kg chuối chín tới, bóc vỏ + 1 lít men tiêu hóa (gốc) + 1 lít mật rỉ đường. Trộn đều các nguyên liệu, ủ kín từ 3-5 ngày. Đặc biệt chú ý giữ vệ sinh ko cho ruồi nhặng bám vào lọ chuối ủ. Sau khi hỗn hợp được lên men và có mùi thơm đặc trưng, trộn thêm 6-7 lít men tiêu hóa đã nhân (F1); dùng tay đi găng bóp nhuyễn rồi lọc bằng vải màn hoặc vải valide. Nước chuối ủ hay còn gọi là Vitamin C bảo quản được trong can nhựa sạch dùng trong 3-4 tháng.

Liều lượng 1 lít vitamin C từ chuối trộn vào thức ăn cho 1000kg cá/ngày, ăn 5 ngày liên tục, mỗi tháng cho ăn 1 đợt suốt cả chu kỳ nuôi.

Nuôi cá gặp nhiệt độ cao dùng Vitaim C từ chuối tạt xuống ao với liều lượng 1 lít/1.000m3 nước ao cũng giúp giảm nhiệt và hạn chế tảo lan phát triển.

Phối hợp dinh dưỡng và xử lý môi trường cần được thực hiện song song

TS. Trương Văn Thượng khuyến cáo bà con nên giảm mật độ nuôi đặc biệt là thủy sản nuôi lồng bè để đảm bảo cá có đủ oxy, tránh tình trạng thiếu oxy cục bộ, nhất là vào ban đêm, khi quá trình quang hợp bị giảm sút.

Giám định chất lượng nước ở các khu vực nuôi cá lồng tại Hải Dương. Ảnh: Tùng Đinh

Giám định chất lượng nước ở các khu vực nuôi cá lồng tại Hải Dương. Ảnh: Tùng Đinh

“Sau bão, việc thiếu oxy là vấn đề phổ biến do nước bị đục và quá trình phân hủy chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ. Sục khí giúp tăng lượng oxy hòa tan trong nước, tạo điều kiện cho cá hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Cùng với đó, bà con sử dụng chế phẩm sinh học để phân hủy chất hữu cơ, giảm thiểu khí độc trong môi trường nước, tạo ra môi trường sạch, an toàn cho thủy sản tiếp tục phát triển”, TS. Trương Văn Thượng gợi ý.

Việc bổ sung dinh dưỡng cho cá nhưng không cải thiện môi trường nước sẽ làm cho việc phục hồi trở nên khó khăn hơn. Quá trình cung cấp dinh dưỡng cho thủy sản cần được thực hiện song song với các biện pháp xử lý môi trường.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.