| Hotline: 0983.970.780

Gia Lai: Nguy cơ mất trắng hơn 100 ha bí đỏ

Thứ Năm 09/01/2020 , 14:57 (GMT+7)

Hàng trăm ha bí đỏ của bà con nông dân (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) có nguy cơ mất trắng trong dịp cận tết do bệnh khảm lá và bệnh phấn trắng hoành hành.

Về huyện Kbang trong những ngày cận Tết Nguyên đán, một không khí ảm đạm bao trùm lên cánh đồng bí đỏ của nhiều hộ dân nơi đây. Bệnh khảm lá và bệnh phấn trắng đã tấn công hơn 100 ha bí đỏ làm cho cây chết dần, chết mòn.

Dịch bệnh đang hoành hành trên cây bí những ngày cận tết.

Có hơn 3 sào bí đỏ, bà Lê Thị Thu (thôn 3, xã Đông, huyện Kbang) cho biết, gia đình trồng từ tháng 10, đầu tư hơn 10 triệu đồng với mong muốn cuối năm thu hoạch để có tiền mua sắm tết. Tuy nhiên, không biết vì sao bí đang phát triển xanh tốt thì bị bệnh khiến lá vàng, cây cằn cỗi rồi chết.

“Năm ngoái vụ này gia đình tôi thu hoạch 4-5 tấn, còn hiện giờ chỉ được 4 tạ, không đủ tiền công chăm sóc” – bà Thu buồn bã cho biết.

Trong khi đó, bà Trần Thị Hà (thôn 4, xã Đông, huyện Kbang) chua xót cho biết, gia đình tôi có hơn 1ha trồng từ tháng 11, đầu tư hơn 15 triệu đồng. Gia đình đã cố tránh bệnh khảm lá nhưng nhưng lại bị phấn trắng phá hoại hơn 70% diện tích.

“Gia đình đang cố gắng chăm sóc bằng cách tưới nhiều  nước và bón phân  để cứu vãn 30% diện tích còn lại với hy vọng có được khoản tiền đón tết” – bà Hà than thở. 

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tất cả ruộng bí quanh đây đều chung cảnh cây không ra hoa, trái bé… Nhiều gia đình thấy lỗ nên bỏ mặc cho bò ăn hoặc chuyển sang trồng cây khác.

Nhiều gia đình không thu hoạch, bỏ mặc ruộng bí đỏ vì lỗ vốn.

Bà Trần Thị Mai, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kbang cho biết, chỉ riêng xã Đông đã có hơn 110 ha cây bí đỏ bị nhiễm bệnh. Trong đó 60 ha diện tích cây bị mắt trắng vì không ra quả, 50 ha còn lại đang nhiễm bệnh tỉ lệ thiệt hại khoảng 30 – 50%.

Theo bà Mai, do nơi đây có thời tiết rất khắc nghiệt, sáng rất lạnh nhưng đến trưa lại nắng gắt đã tạo điều kiện cho dịch bệnh khảm lá và bệnh phấn trắng hoành hành.

“Khi điều trị bệnh khảm lá và bệnh phấn trắng, người dân chỉ cần tưới cho sạch lớp sương sớm, đặc biệt là phần dưới của lá. Tuy nhiên, bà con lại dùng thuốc điều trị theo quan niệm dân gian nhưng dùng không đúng thuốc nên khiến bệnh càng lan rộng” – bà Mai cảnh báo.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Trăn trở về một chương trình quốc gia phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đặt vấn đề trong bối cảnh vaccine ASF đã sản xuất hàng triệu liều nhưng tỷ lệ tiêm còn thấp, dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất