| Hotline: 0983.970.780

Gia Lai: Hoa lay ơn thấp thỏm đợi giá lên ngày cận tết

Thứ Năm 23/01/2020 , 08:56 (GMT+7)

Giá hoa lay ơn trên địa bàn TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai phụ thuộc vào thương lái quyết định khiến nhà vườn thấp thỏm chờ giá những ngày cận Tết.

Hoa lay ơn đang thấp thỏm đợi giá.

Những ngày cận Tết, phóng viên có mặt tại làng hoa lay ơn ở xã Trà Đa, TP. Pleiku, nơi được xem là vựa hoa lay ơn cung cấp cho nhiều đầu mối trong và ngoài tỉnh Gia Lai. Tại làng hoa này có khoảng 35 hộ trồng hoa lay ơn chuyên nghiệp với hơn 16 ha. So với nhiều năm, nhà vườn cho rằng năm nay giá vẫn chưa cao, một phần bị chi phối bởi thương lái.

Anh Nguyễn Văn Phương (thôn 1, xã Trà Đa, TP. Pleiku) có 2 sào trồng hoa lay ơn ngoại và 2ha trồng hoa lay ơn nội. Đến thời điểm này vẫn chưa biết được giá bán vì thương lái chưa thu mua. Theo anh Phương, nếu giá 15 nghìn đồng/10 cành thì mới có lời.

Hoa lay ơn bị thương lái chi phối về giá.

Có hơn 5 sào trồng hoa lay ơn nội đang vào vụ thu hoạch, ông Đoàn Khắc Châu (thôn 1, xã Trà Đa, TP. Pleiku) cho biết, giá hoa lay ơn hiện rất thất thường, chỗ mười mấy nghìn một bình, chỗ chỉ 5 –  7 nghìn đồng một bình/10 cành.

“Sự chênh lệch về giá thì tôi không rõ nhưng đa số nhà vườn cứ tính trung bình từ 10 – 12 nghìn đồng một bình/10 cành” – ông Châu chia sẻ.

Các nhà vườn bắt đầu thu hoạch hoa lay ơn.

Qua khảo sát nhiều thương lái bán buôn và bán lẻ, giá hoa lay ơn nội đến tay người tiêu dùng từ 24 – 27 nghìn đồng/10 cành. Còn giá mua tại vườn dao động từ 12 – 15 nghìn đồng/10 cành.

Theo tính toán các loại chi phí trên đồng ruộng cộng với giống, người nông dân vẫn không lỗ nhưng chưa có lãi nhiều. Tuy nhiên, nhu cầu thị trường hoa ngày Tết sẽ tăng, nên nhà vườn vẫn đang kỳ vọng vào một vụ hoa Tết có lãi.

Nông nghiệp online

Xem thêm
Tuyên Hóa lai hóa đàn bò thịt

QUẢNG BÌNH Người dân huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) phát triển mạnh đàn bò thịt lai để tăng thu nhập, từ đó làm giàu trên chính quê hương thay vì đi xuất khẩu lao động.

Tỷ lệ phủ vacxin đàn vật nuôi tối thiểu 80% mới phát huy hiệu quả

An Giang đang tăng cường giám sát dịch bệnh, khẩn trương tiêm phòng bệnh nguy hiểm, bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được vacxin bảo vệ.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Khi nhà nghiên cứu được quyền 'thử sai'

Nghị quyết 57-NQ/TW kỳ vọng mở ra cơ hội cho Viện Lúa ĐBSCL hiện thực hóa các nghiên cứu phục vụ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao đã ấp ủ nhiều năm.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài 3] Tiền đề phát triển bền vững

Thông qua các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường, vùng nuôi trồng thủy sản tại các địa phương đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của người dân.

Chặt phá rừng tự nhiên tại Bắc Kạn đã giảm

Tại tỉnh Bắc Kạn, tình trạng chặt phá rừng tự nhiên quy mô nhỏ vẫn diễn ra, tuy nhiên mức độ, số lượng vụ vi phạm đã giảm đáng kể so với những năm trước.