| Hotline: 0983.970.780

Giá gà và sức mua tăng, người nuôi phấn khởi

Thứ Bảy 23/05/2020 , 08:20 (GMT+7)

Khi nhịp sống của người dân Bình Định dần trở lại bình thường, mọi sinh hoạt được khôi phục, giá gà và sức tiêu thụ cũng tăng khá khiến người nuôi đang rất phấn khởi.

Ông Mai Văn Rõ, người nuôi gà nhiều nhất huyện Hoài Ân (Bình Định) với tổng đàn 30.000 con đang rất phấn khởi vì giá gà và sức mua đang tăng khá. Ảnh: Đình Thung.

Ông Mai Văn Rõ, người nuôi gà nhiều nhất huyện Hoài Ân (Bình Định) với tổng đàn 30.000 con đang rất phấn khởi vì giá gà và sức mua đang tăng khá. Ảnh: Đình Thung.

Sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, thời điểm dịch Covid - 19 bắt đầu bùng phát, người dân không còn tụ tập ăn uống thì giá gà đã bắt đầu đi xuống. Đến khi lệnh cách ly toàn xã hội được áp dụng thì sức tiêu thụ gà hầu như “đứng sững”, theo đó giá gà cũng tuột mạnh, gà ta thả vườn có lúc xuống dưới 40.000đ/kg.

Ông Mai Văn Rõ, chủ trang trại gà ta thả đồi quy mô 30.000 con ở xã Ân Tường Tây (huyện Hoài Ân), nhớ lại: “Trong thời gian dịch Covid – 19 hoành hành, trong trang trại của tôi còn đến cả chục ngàn con gà ta đã đến tuổi xuất bán, nhưng khi ấy thị trường gần như đã “đóng băng”, không tiêu thụ được. Cũng may tôi nuôi gà số lượng lớn nên có nhiều bạn hàng, lúc ấy tôi chỉ biết trông chờ vào những bạn hàng chuyên mua gà về mổ, cung cấp nhỏ lẻ đến tay người tiêu dùng.

Nhờ lực lượng ấy mà mỗi ngày tôi bán được 1 – 2 tạ gà, cả tháng qua dần dà đàn gà của tôi cũng tiêu thụ hết, nhưng giá rất rẻ, chỉ hơn 40.000đ/kg, có lúc xuống dưới 40.000đ/kg nhưng vẫn phải bán. Bây giờ thì giá gà ta thả vườn đã tăng khá, lên trên 55.000đ/kg”.

Anh Lê Xuân Bút ở xã Ân Đức (huyện Hoài Ân) trước đây chăn nuôi heo là chính, anh chỉ nuôi 1.000 con gà ta thả rông trong vườn nhà. Trong giai đoạn dịch tả lợn châu Phi hoành hành, ngành chức năng ở địa phương ngăn chặn những hộ chăn nuôi không an toàn sinh học tái đàn heo, anh Bút chuyển sang nuôi gà.

Thế là đàn gà của anh Bút tăng mạnh từ 1.000 con lên 4.000 con đủ mọi lứa tuổi. Đến khi anh có được 1.000 con đến lúc xuất chuồng thì dịch Covid – 19 ập đến, thị trường tiêu thụ "đóng băng", 1.000 con gà của anh không bán được nên bị cầm chuồng gần cả tháng, mới bán được cách đây 20 ngày với giá 50.000đ/kg nhưng vẫn bị lỗ.

“Trong thời gian cách ly xã hội xe cộ không lưu thông được nên gà cũng không tiêu thụ được. Gà mới được thương lái thu mua trở lại khoảng 20 ngày nay, sức mua tăng dần, khoảng 10 ngày nay thì tiêu thụ mạnh. Gà nuôi đến 3 tháng rưỡi thì hết tăng trọng, nếu không bán được thì chúng vẫn phải ăn. Bình quân 1.000 con gà mỗi ngày ăn 4 bao cám, nếu gà đến tuổi xuất bán mà bị cầm chuồng thì người nuôi lỗ khoản chi phí thức ăn tăng thêm đó”, anh Bút chia sẻ.

Giá gà tăng, sức tiêu thụ mạnh trở lại, người chăn nuôi nỗ sực chăm sóc đàn gà. Ảnh: Đình Thung.

Giá gà tăng, sức tiêu thụ mạnh trở lại, người chăn nuôi nỗ sực chăm sóc đàn gà. Ảnh: Đình Thung.

Anh Nguyễn Văn Trung ở xã Ân Phong (huyện Hoài Ân) nuôi trong chuồng 6.000 con gà ta, hiện giá gà ta đã tăng đến 55.000đ – 57.000đ/kg, sức tiêu thụ thì có bao nhiêu mua hết bấy nhiêu. Tuy nhiên, đàn gà trên địa bàn huyện hiện đã giảm mạnh. Bởi khi dịch tả lợn châu Phi đã yên ổn, giá heo lại đang cao ngất ngưởng, chính quyền địa phương thì đang đẩy mạnh tái đàn heo nên người chăn nuôi tập trung hết vào con heo, dự báo trong thời gian tới gà sẽ khan hiếm.

“Khi mọi hoạt động của xã hội hoàn toàn khôi phục thì sức tiêu thụ gà thì còn tăng mạnh hơn nữa, đến khi ấy giá gà có thể tăng đến 65.000đ/kg”, anh Trung dự đoán.

Chị Nguyễn Thị Kim Thư ở phường Bình Định (TX An Nhơn), thương lái chuyên thu mua gà vườn cung ứng cho thị trường tiêu thụ các tỉnh Tây Nguyên, cho biết: “Hiện người tiêu dùng ở Tây Nguyên đã tiêu thụ thịt gà mạnh trở lại, do đó mỗi ngày tôi xuất bán được khoảng 1.000 con gà, giá cũng tăng dần”, chị Thư cho hay.

“Thị trường tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm đang dần ấm trở lại, tỉnh đang có chủ trương đẩy mạnh tái đàn heo và gà. UBND tỉnh Bình Định đã chỉ đạo cho ngành chức năng trong thời gian tới phải khẩn trương triển khai dự án nuôi gà gò đồi ở các huyện Hoài Ân, An Lão và Vĩnh Thạnh, những địa phương miền núi có nhiều diện tích gò đồi, phù hợp với điều kiện nuôi gà ta chăn thả”, ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định.

Xem thêm
Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Chứng nhận MarinTrust: Cánh cửa giúp bột cá Việt vượt rào cản IUU

TP.HCM Sáng 24/7, Chi hội Bột cá, dầu cá Bà Rịa - Vũng Tàu và Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam tổ chức tập huấn chứng nhận MarinTrust và thực hành IUU.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Bình luận mới nhất