| Hotline: 0983.970.780

Gần 400.000 con tôm, cá giống được thả xuống sông Sài Gòn

Thứ Bảy 01/04/2023 , 16:55 (GMT+7)

TPHCM Số tôm, cá giống này được các đơn vị, đoàn thể chung tay thả xuống lưu vực sông Sài Gòn nhằm bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Sáng 1/4, tại Ga tàu thủy Bạch Đằng (quận 1, TP.HCM) đã diễn ra hoạt động thả gần 400.000 con tôm, cá giống các loại và 1 tấn cá loại lớn cùng một số loài thủy sản nước ngọt,... xuống lưu vực sông Sài Gòn nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản TP.Hồ Chí Minh.

Lễ thả cá có sự tham dự của lãnh đạo Tổng cục Thủy sản, Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam, Sở NN-PTNT TP.HCM, lãnh sự quán một số nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các tổ chức, cá nhân và đông đảo người dân phường Bến Nghé...

Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM phát biểu khai mạc buổi lễ. Ảnh: Minh Sáng.

Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM phát biểu khai mạc buổi lễ. Ảnh: Minh Sáng.

Phát biểu khai mạc buổi lễ, ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM nhấn mạnh, ngoài việc khai thác hợp lý và hiệu quả nguồn lợi thủy sản thì công tác bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Do đó, ông Hiệp kêu gọi UBND các quận huyện, đoàn thể, tôn giáo và nhân dân TP.HCM hãy cùng chung tay bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Tích cực tham gia việc thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản; khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản đúng quy định, đặc biệt không sử dụng xung điện, hóa chất, chất độc để khai thác tận diệt nguồn lợi, tích cực giữ gìn phong phú nguồn lợi thủy sản trên địa bàn Thành phố.

“Bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản không những sẽ góp phần ổn định đời sống, sinh kế của ngư dân mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ sự đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường…”, ông Hiệp nói.

Quang cảnh buổi lễ. Ảnh: Minh Sáng.

Quang cảnh buổi lễ. Ảnh: Minh Sáng.

Chia sẻ cảm nhận về hoạt động thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản của Thành phố, bà Phan Kiều Thanh Hương, Phó Chủ tịch UNMTTQ Việt Nam phấn khởi nói, trong thời gian qua với tinh thần trách nhiệm của hệ thống Mặt trận các cấp, chúng tôi luôn nêu cao tinh thần bảo vệ môi trường và có nhiều hoạt động, nhiều mô hình thực hiện vì thành phố văn minh, sạch đẹp, an toàn.

Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân cùng đồng hành bảo vệ môi trường, không chỉ ở ngoài đường phố mà còn phải phát huy và tái tạo nguồn lợi thủy sản trên các hệ thống kênh rạch, sông và biển Cần Giờ, cụ thể như hoạt động thả tôm, cá giống hôm nay".

Hoạt động thả tôm, cá giống xuống lưu vực sông Sài Gòn nhằm bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản Thành phố. Ảnh: Minh Sáng.
Hoạt động thả tôm, cá giống xuống lưu vực sông Sài Gòn nhằm bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản Thành phố. Ảnh: Minh Sáng.

Hoạt động thả tôm, cá giống xuống lưu vực sông Sài Gòn nhằm bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản Thành phố. Ảnh: Minh Sáng.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Quang Hùng đánh giá cao việc tổ chức thả các loại tôm, cá giống trên lưu vực sông Sài Gòn, nhằm bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản Thành phố. Hoạt động này rất ý nghĩa trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 64 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2023). “TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã làm rất tốt công tác tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản, đã tạo sự lan tỏa trong cộng đồng dân cư, huy động được nguồn lực xã hội tham gia, đặc biệt là các tăng ni, phật tử, Giáo hội phật giáo Việt Nam”, ông Hùng nói.

Theo ông Hùng, chiến lược phát triển thủy sản của Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định, hoạt động thả giống bổ sung, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản phải được coi trọng, thực hiện thường xuyên trên cả nước và được xã hội hóa sâu rộng. Chính vì thế, hoạt động này luôn nhận được sự quan tâm tham gia và hưởng ứng tích cực của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, các tổ chức, cá nhân, Giáo hội phật giáo, cũng như cộng đồng ngư dân…

Ông Lê Trần Nguyên Hùng - Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ bảo tồn và phát triển thủy sản, Tổng cục Thủy sản, cho biết: Tổng cục Thủy sản đã tham mưu cho Bộ NN-PTNT rất nhiều nội dung trong công tác thả cá, tái tạo đàn tại lưu vực sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Trong đó có kí quy chế phối hợp với Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tạo cơ sở huy động nguồn lực trong cả nước để tái tạo và phục hồi các nguồn lợi thủy sản. "Chúng tôi khuyến cáo là nên thả những loài thủy sản đang bị nguy cấp, quý hiếm, bản địa, đặc hữu ở địa phương để phục hồi những loại đó", ông Hùng nói.

"Trong giai đoạn 2023 -2030, nhiều chương trình, dự án quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản đã và đang được xây dựng để tổ chức triển khai như chương trình điều tra đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loại thủy sản; quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản. Hàng năm, hoạt động thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản được các địa phương tổ chức nhân ngày truyền thống ngành thủy sản sẽ góp phần quan trọng nhằm khôi phục lại nguồn lợi thủy sản đã và đang bị khai thác quá mức như hiện nay", Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Quang Hùng khẳng định.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Liên tiếp phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Ngãi

Thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại Quảng Ngãi với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng trăm con lợn buộc phải tiêu hủy.

Khánh Hòa tạo cú hích cho du lịch nông nghiệp

Khánh Hòa đang hoàn thiện Đề án phát triển du lịch sinh thái giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất