| Hotline: 0983.970.780

Dự án LifSap đã làm được gì để xây dựng VSATTP

Thứ Bảy 23/04/2016 , 15:27 (GMT+7)

Ngành chăn nuôi đang phải đương đầu với những nguy cơ về an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng từ các khâu: quản lý thức ăn, sử dụng chất kháng sinh không theo quy định, các chất cấm, qui trình giết mổ và buôn bán thịt không đảm bảo vệ sinh…. 


Cửa hàng thực phẩm sạch tại chợ Hòa Bình, TP.HCM – một trong những điểm của dự án LifSap đầu tư

Để khắc phục những khó khăn này, 5 năm qua, Dự án “Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm - Lifsap”. Vậy, hiệu quả dự án này ra sao?

Hoàn thành vượt mức mục tiêu

Dự án được thực hiện trên địa bàn 12 tỉnh/thành gồm: Cao Bằng, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Lâm Đồng, Đồng Nai, Long An và TP.HCM.

Trong buổi tổng kết giai đoạn 2010-2015, ông Tôn Thất Sơn Phong, giám đốc dự án đánh giá: Mặc dù gặp một số khó khăn ở giai đoạn đầu, song kết quả của dự án đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu ban đầu đã đề ra, Dự án được đánh giá là "thành công".

Dự án đã triển khai thiết lập được 46 vùng GAHP với 11.201 hộ GAHP, hỗ trợ nâng cấp 235 cơ sở giết mổ và 378 chợ thực phẩm tươi sống trên 12 tỉnh/ thành phố.

Riêng tại vùng quy hoạch chăn nuôi thí điểm tại tỉnh Đồng Nai, trong 5 năm, đã thành lập được 52 nhóm GAHP, với 1.031 hộ tham gia; tổ chức 415 lớp tập huấn về quy trình thực hành chăn nuôi tốt (GAHP), hệ thống ghi chép, thú y cho nông dân trong và ngoài nhóm GAHP; Tổ chức đào tạo cho hơn 500 cán bộ khuyến nông, thú y nâng cao năng lực chuyện môn về lĩnh vực nghiệp vụ; hỗ trợ 52 hệ thống nghiền, trộn thức ăn chăn nuôi; hỗ trợ 717 hộ sửa chữa chuồng trại; 679 công trình khí sinh học; chứng nhận VietGAP cho 622 hộ chăn nuôi; xây dựng 22 cơ sở giết mổ và 31 chợ thực phẩm tươi sống trên địa bàn tỉnh,…  Các hộ được chứng nhận VietGAHP đã tham gia vào chuỗi kết nối sản phẩm an toàn, gia tăng được giá trị của sản phẩm do mình làm ra. Đặc biệt đã cung cấp được sản phẩm cho Công ty Vissan để phục vụ thị trường.

Nhìn chung toàn dự án, chuỗi chăn nuôi khép kín từ “Nhóm/hộ GAHP – CSGM - Chợ thực phẩm tươi sống” trong các vùng GAHP đã được thiết lập, đi vào hoạt động. Trong đó có khoảng 39.000 hộ chăn nuôi được tiếp cận dịch vụ khuyến nông chăn nuôi chất lượng cao và kịp thời. 8.500 hộ chăn nuôi trong vùng ưu tiên được đào tạo qui trình chăn nuôi an toàn. Do vậy, sản xuất và phòng chống dịch bệnh hiệu quả hơn; Năng lực cán bộ thú y xã được nâng cao; Giảm 50% số gia súc, gia cầm mắc các bệnh thông thường trong các xã dự án. Tỉ lệ tiêm phòng vắc-xin cao phòng các bệnh thông thường (>90%) trong các hộ tham giam dự án.

Hạ tầng chăn nuôi an toàn và thị trường sản phẩm chăn nuôi được thiết lập; 130 lò mổ và 400 chợ thực phẩm tươi sống được nâng cấp và áp dụng tốt quy trình quản lý chất thải; Năng lực quản lý ngành chăn nuôi và thú y được nâng cao để kiểm tra giám sát các vấn đề môi trường và VSATTP.

 

Hạn chế sẽ là điểm yếu cho dự án trong tương lai

Với hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh của các hộ chăn nuôi qua việc áp dụng các phương thức chăn nuôi an toàn (GAHP) tăng, tỉ lệ chết của vật nuôi giảm 30%, rút ngắn thời gian vỗ béo 15%, tăng số lượng đàn vật nuôi của nông hộ 15%; 70% hộ, 90% các lò mổ và chợ thực phẩm tươi sống đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. Giảm ô nhiễm môi trường gây ra do ngành chăn nuôi qua việc hỗ trợ các các hộ chăn nuôi, lò mổ và các chợ thực phẩm tươi sống đạt tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường. Từ đó đạt tỷ lệ 90% các lò mổ và chợ thực phẩm tươi sống trọng điểm đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh ATTP.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công dự án còn một số điểm yếu là: Mức độ liên kết giữa các hộ GAHP, nhóm GAHP còn yếu làm lượng sản phẩm đầu ra phân tán, chưa đạt đến được một quy mô lớn để tạo tác động đáng kể cho chuỗi giá trị ngành hàng, do đó giá trị gia tăng của sản phẩm chưa cao; Hoạt động truy xuất nguồn gốc mới dừng lại ở thí điểm, xây dựng thương hiệu mới ở mức truyền thông chưa thực sự được thực hiện như là giải pháp nhằm tạo sự khác biệt giữa sản phẩm GAHP và không GAHP nên chưa nâng cao được giá trị sản phẩm. Các nội dung này cần thiết phải khắc phục trong pha bổ sung vốn của Dự án.

Trước những hiệu quả kinh tế cao và dự án đã có ảnh hưởng tốt đến các vấn đề xã hội, môi trường và an toàn thực phẩm, dự án tiếp tục được khởi động giai đoạn 2 (2016-2018) và được coi như “chất xúc tác” thúc đẩy quá trình thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi đến 2020 và Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.


Lò mổ hiện đại Thy Thọ, Long Khánh, Đồng Nai, một trong những điểm của dự án LifSap đầu tư.


 Chợ thực phẩm sạch Mộc Hóa, Long An, một trong những điểm của dự án LifSap đầu tư.

Xem thêm
Vùng cao loay hoay quản lý giết mổ gia súc

LÀO CAI Việc kiểm soát giết mổ nhằm đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và môi trường, tuy nhiên, nhiều năm nay, vùng cao Lào Cai vẫn chưa thể thực hiện.

Bám bản, bám dân đẩy lùi dịch bệnh cho gia súc

HÀ GIANG Suốt 5 năm qua, Hà Giang không xuất hiện dịch lở mồm long móng nhờ làm tốt công tác tiêm phòng, bám sát từng thôn bản, hộ chăn nuôi.

Nông nghiệp sinh thái: Cần thu hẹp khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn

Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái là hướng đi tất yếu cho ngành hàng lúa gạo ĐBSCL, song để hiện thực hóa cần chính sách hỗ trợ đủ mạnh cho lực lượng sản xuất nòng cốt.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất