| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp nuôi tôm liên tục xả thải ra môi trường

Thứ Hai 20/09/2021 , 10:36 (GMT+7)

Thời gian gần đây, người dân ở xã An Hòa Hải, huyện Tuy An (Phú Yên) phản ánh các khu nuôi tôm cao triều xả nước thải ra biển gây ô nhiễm môi trường.

Liên tục xả thải gây ô nhiễm môi trường

Theo phản ánh của người dân, giữa khu vực ven biển giáp ranh 2 thôn Phước Đồng và Xuân Hòa, xã An Hòa Hải có hàng chục ha ao nuôi tôm cao triều của nhiều doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên khi đi vào hoạt động nhiều năm nay, nước thải từ ao nuôi tôm liên tục xả trực tiếp ra biển, gây ô nhiễm môi trường.

Người dân xã An Hòa Hải phản ánh tình trang các doanh nghiệp nuôi tôm liên tục xả thải ra môi trường. Ảnh: Kim Sơ.

Người dân xã An Hòa Hải phản ánh tình trang các doanh nghiệp nuôi tôm liên tục xả thải ra môi trường. Ảnh: Kim Sơ.

Ông Võ Thanh Phương, Trưởng ban nhân dân thôn Phước Đồng bức xúc nói: Có nhiều hôm, nước thải xả ra biển có màu đen ngòm chảy dọc theo bờ biển bốc mùi hôi thối rất khó chịu. Nhất là khi gặp gió Tây Nam thì khu vực thôn Phước Đồng hứng chịu mùi hôi thối xộc vào nhà, ảnh hưởng đến đời sống người dân ở đây. Mặc dù nhiều năm nay, người dân liên tục phản ánh, kiến nghị nhưng tình trạng xả thải này đến nay vẫn chưa chấm dứt.

Tại hiện trường các khu nuôi tôm xả thải, chúng tôi ghi nhận dọc bờ biển của 2 thôn này kéo dài hơn 3km có 5 khu nuôi. Tại cổng xả khu nuôi tôm thứ 2 của Công ty TNHH Thủy sản Trường Hải có một lượng bùn mới còn đọng dày trên mặt cát, nước ứ đọng lại có mùi hôi thối nồng nặc.

Cống xả nước thải của Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại và Vận tải Trí Huệ. Ảnh: Kim Sơ.

Cống xả nước thải của Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại và Vận tải Trí Huệ. Ảnh: Kim Sơ.

Tương tự, tại cống xả nước thải từ khu nuôi tôm của Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại và Vận tải Trí Huệ, nước cũng có màu đen và hôi thối. Nước thải xả ra biển làm cả một khu vực gần bờ có màu xanh đen, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Trên bờ biển, xác tôm chết nằm rải rác dọc bờ, riêng khu vực cống thải có nhiều người dân đến đây dùng vợt để vớt tôm chết về làm thức ăn cho gia súc và làm mồi câu cá.

Theo UBND xã An Hòa Hải, tại khu vực ven biển giáp ranh giữa 2 thôn Phước Đồng và Xuân Hòa có 5 khu nuôi thủy sản của 3 doanh nghiệp và 1 tổ chức gồm Công ty TNHH Thủy sản Trường Hải (2 khu nuôi), Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Sao Xanh, Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại và Vận tải Trí Huệ và Trung tâm Giống thủy sản nước mặn Phú Yên với tổng diện tích khoảng 30ha. Từ năm 2016, các doanh nghiệp bắt đầu hoạt động nuôi thủy sản liên tục đến nay. Còn khu Trung tâm Giống thủy sản nước mặn được đưa vào hoạt động từ cuối tháng 3/2021 đến nay.

UBND xã An Hòa thừa nhận đã nhận rất nhiều phản ảnh của người dân về vấn đề gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động nuôi thủy sản ở 2 thôn này. Địa phương đã có báo cáo về thực trang này và nhiều đoàn công tác của tỉnh và huyện cũng về kiểm tra, xử lý nhưng tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường vẫn tái diễn.

Cần xử lý dứt điểm

Ông Huỳnh Văn Khoa, Chủ tịch UBND huyện Tuy An, cho biết: UBND huyện đã nhiều lần cử cán bộ và phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh đến khu vực nuôi tôm cao triều ở xã An Hòa Hải kiểm tra, xử lý khi có phản ánh của người dân về tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường. Qua kiểm tra, phát hiện sai phạm và nhiều lần xử phạt vi phạm hành chính ở mức cao. Quan điểm của huyện là xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nếu thuộc thẩm quyền của huyện, còn thuộc thẩm quyền của tỉnh thì huyện sẽ kiến nghị tỉnh xử lý.

Nhiều doanh nghiệp nuôi tôm ở khu vực ven biển giáp ranh 2 thôn Phước Đồng và Xuân Hòa, xã An Hòa Hải nhiều lần bị xử phạt về hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Kim Sơ.

Nhiều doanh nghiệp nuôi tôm ở khu vực ven biển giáp ranh 2 thôn Phước Đồng và Xuân Hòa, xã An Hòa Hải nhiều lần bị xử phạt về hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Kim Sơ.

Do đó, huyện đang chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với địa phương rà soát lại, nếu doanh nghiệp nào vi phạm nhiều lần thì kiên quyết kiến nghị tỉnh xử lý cứng rắn hơn, có thể cho dừng hoạt động.

Theo tìm hiểu chúng tôi, từ năm 2019 đến nay, các doanh nghiệp nuôi thủy sản tại 2 thôn Phước Đồng và Xuân Hòa nhiều lần vi phạm và bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường.

Cụ thể, năm 2019, Công ty TNHH Thủy sản Trường Hải bị xử phạt hơn 130 triệu đồng; Công ty Sao Xanh bị xử phạt 50 triệu đồng; Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại và Vận tải Trí Huệ bị xử phạt 90 triệu đồng.

Tiếp đến, năm 2020, Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại và Vận tải Trí Huệ bị xử phạt 80 triệu đồng; Công ty TNHH Thủy sản Trường Hải bị xử phạt 56 triệu đồng. Đặc biệt, tháng 7/2021, Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại và Vận tải Trí Huệ bị xử phạt 457 triệu đồng.

Ông Nguyễn Thái Hòa, Phó Giám đốc Sở TN-MT cho biết: Ngay sau khi Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) yêu cầu tỉnh kiểm tra, xử lý thông tin do người dân phản ánh qua đường dây nóng về các doanh nghiệp nuôi tôm xả nước thải trực tiếp ra biển, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Thị Nguyên Thảo đã chỉ đạo Sở TN-MT phối hợp với UBND huyện Tuy An khẩn trương kiểm tra. Ngày 8/9, Sở TN-MT thành lập tổ công tác, phối hợp với UBND huyện Tuy An đến hiện trường đã phát hiện có 3 điểm xả nước thải nuôi tôm trực tiếp ra biển.

Tổ công tác đã lập biên bản, lấy mẫu nước thải gửi đi xét nghiệm, dự kiến khoảng ngày 21-23/9 sẽ có kết quả. Căn cứ vào kết quả phân tích và đối chiếu với quy định pháp luật liên quan, Sở TN-MT sẽ kiên quyết xử lý nghiêm để kịp thời chấn chỉnh sai phạm. Đối với các trường hợp tái phạm nhiều lần, Sở TN-MT sẽ đối chiếu các quy định và có báo cáo tham mưu cho UBND tỉnh quyết định.

  • Tags:
Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Báo động nguy cơ dịch bệnh do người dân vứt xác lợn ra môi trường

QUẢNG TRỊ Nhiều người dân tại các địa phương phía bắc tỉnh Quảng Trị vứt xác lợn chết vì dịch bệnh ra đồng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất