| Hotline: 0983.970.780

Đánh giá mô hình sản xuất rau màu xuất khẩu

Thứ Hai 23/12/2019 , 13:15 (GMT+7)

Mô hình triển khai tại 9 xã trồng rau trọng điểm của 5 huyện trong tỉnh Hải Dương: Cẩm Giàng, Nam Sách, Gia Lộc, Tứ Kỳ và Kim Thành.

Hội thảo đầu bờ mô hình trồng cà rốt tại xã Thái Tân, Nam Sách.

Thực hiện chương trình “Ứng dụng tiến bộ KHCN phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2017-2020”, Sở KHCN Hải Dương phối hợp với Viện Cây lương thực - Cây thực phẩm vừa tổ chức hội thảo “Đánh giá mô hình sản xuất cây rau màu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, phục vụ các doanh nghiệp trên địa bàn”, tại xã Thái Tân, huyện Nam Sách.

Tổng diện tích rau màu sản xuất 350ha, các giống đưa vào gieo trồng bao gồm cà rốt Ti-103, TV101; cải bắp VL560, Globe-Master; súp lơ TV12, Incline.

Tham gia hội thảo có đại diện lãnh đạo các sở ngành chuyên môn tỉnh Hải Dương, các cấp chính quyền địa phương, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu rau củ quả và các nhà khoa học. Dự hội thảo còn có sự hiện diện của nhiều nông dân sản xuất rau màu ở trong và ngoài mô hình.

Thay mặt cho các hộ trồng súp lơ của các xã Tân Kỳ, Tái Sơn và Đại Đồng, huyện Tứ Kỳ, ông Trương Công Hiện cho biết: Các nhà nông trong khu vực đang thu hoạch súp lơ xuất cho Công ty Hưng Việt với giá 4.500 - 5.000 đồng/cái, cao hơn giá ngoài thị trường 500 - 1.000 đồng/cái. Theo đó, 1 sào trồng súp lơ vụ đông năm nay người sản xuất sẽ có lãi 4 - 5 triệu đồng.

“Đạt được kết quả này là do các giống súp lơ mới cho năng suất chất lượng tốt hơn, cây sinh trưởng khỏe, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, hoa to, màu trắng mịn, khối lượng trung bình đạt 0,7 - 1kg/hoa, ngoài ra nông dân còn được tỉnh hỗ trợ 50% giá giống và tiền mua thuốc bảo vệ thực vật, được các nhà khoa học hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc các giống rau củ mới”, ông Hiện cho biết thêm.

Thu hoạch cà rốt xuất bán cho doanh nghiệp.

Cùng chung nhận xét với ông Hiện, các hộ trồng cải bắp, súp lơ tại các xã Thái Tân, Minh Tân (huyện Nam Sách); Cẩm Vân (huyện Cẩm Giàng); Kim Tân, Phạm Trấn, Lê Lợi (huyện Gia Lộc) đánh giá: Các rau củ trồng trong mô hình có độ đồng đều cao, cây sinh khỏe, ít sâu bệnh hại. Cây cải bắp đã cho thu hoạch từ 25/11, số cây loại 1 đạt >80%, năng suất trung bình 42 - 45 tấn/ha, với giá thu mua tại thời điểm là 2.500 - 4.000 đồng/kg, thu nhập đạt 150-180 triệu đồng/ha, lãi thuần 2 - 2,5 triệu đồng/sào (đã trừ công lao động). Mô hình trồng cà rốt dự kiến năng suất sẽ đạt 45 - 48 tấn/ha, giá thu mua 4.000 - 6.000 đồng/kg, thu nhập 180 - 220 triệu đồng/ha.

Tại hội thảo, Cty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Trần Vinh, Cty CP Nông sản Hưng Việt, Cty TNHH MTV Rau củ quả an toàn Thanh Hà cam kết, sẽ cơ bản thu mua hết sản lượng rau củ của bà con sản xuất trong mô hình.

Ông Trần Trọng Vinh - Giám đốc Cty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Trần Vinh cho hay: “Trước đây, để có thể xuất khẩu được rau củ sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Lào và Campuchia (khoảng 20.000 tấn mỗi năm), công ty đã phải cử cán bộ thuật xuống cơ sở hướng dẫn nông dân sản xuất đúng yêu cầu xuất khẩu, tốn thêm chi phí. Từ năm 2017 đến nay, nhờ có sự vào cuộc của nhà nước, nhà khoa học, việc thu mua rau quả xuất khẩu của công ty thuận lợi hơn rất nhiều, giảm chi phí, tăng giá mua cho nhà nông cao hơn so với bên ngoài thị trường từ 10 - 20%/1 đơn vị sản phẩm.

Ông Nguyễn Văn Vóc, Phó Giám đốc Sở KHCN Hải Dương nhận xét: Mô hình sản xuất rau màu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đã đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra cho năm 2019 và các năm trước đó. Viện CLT - CTP đã lựa chọn được bộ giống rau phù hợp thị trường xuất khẩu; Xây dựng được quỉ trình thâm canh cho từng giống rau, củ; Kết nối thành công với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.

Các đại biểu đánh giá giống cà rốt Ti 103.
“Tỉnh Hải Dương tiếp tục tín nhiệm đặt hàng chúng tôi, sản xuất giống hành, tỏi bằng nuôi cấy mô và hạt, đồng bộ với qui trình kỹ thuật thâm canh, biện pháp phòng trừ sâu bệnh, công nghệ bảo quản sau thu hoạch và bao tiêu sản phẩm”, TS. Đoàn Xuân Cảnh, Phó Viện trưởng Viện CLT-CTP chia sẻ.

Xem thêm
Sơn La giám sát môi trường 16 trang trại chăn nuôi lớn

Sơn La Sơn La sẽ triển khai quan trắc, cảnh báo, giám sát môi trường tại 16 trang trại, gồm 8 trang trại lợn, 3 trang trại trâu, 5 trang trại bò tại 7 huyện.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Chủ tịch tỉnh Yên Bái chỉ đạo hỏa tốc phòng cháy chữa cháy rừng

YÊN BÁI Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái vừa có công văn hỏa tốc chỉ đạo các sở, ngành địa phương về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.