| Hotline: 0983.970.780

Đảm bảo nước tưới cho nông nghiệp và dân sinh

Thứ Năm 14/02/2019 , 15:05 (GMT+7)

Để đảm bảo phục vụ SX nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2018 – 2019, mới đây ông Đào Công Thiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản về việc thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, nhất là khu vực phía bắc của tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Vạn Ninh, UBND TX Ninh Hòa và Cty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) Khánh Hòa xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo khí tượng, thủy văn để vận hành tích nước các hồ đập, đảm bảo nước phục vụ SX nông nghiệp, nước dân sinh.

Hiện tất các hồ chứa trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đảm bảo nước tưới vụ ĐX

Đồng thường, thường xuyên kiểm kê nguồn nước trong công trình thủy lợi, tiết kiệm nước ngay từ đầu mùa khô, có kế hoạch phân phối nước hợp lý để đảm bảo cung cấp đầy đủ cho các nhu cầu thiết yếu và SX nông nghiệp; tăng cường sử dụng các cây trồng thích ứng với điều kiện hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Đồng thời thực hiện các giải pháp tưới tiết kiệm, tiên tiến cho lúa và cây trồng cạn; nâng cao ý thức người dân sử dụng nước tiết kiệm, trữ nước và sử dụng nước hiệu quả. Chủ động tu bổ, sửa chữa, nâng cấp, nạo vét hệ thống kênh mương, các cửa lấy nước, trạm bơm tưới và xử lý tình huống, kịp thời điều chỉnh kế hoạch cấp nước khi nguồn nước thay đổi…

Ông Đinh Tấn Thành, Trưởng phòng Quản lý nước và công trình (Cty TNHH MTV KTCLTL Khánh Hòa) cho biết, nhờ các đợt mưa do ảnh hưởng hoàn lưu sau cơn bão số 8, số 9 xảy ra vào tháng 11/2018, nên 8 hồ chứa nước phía nam tỉnh đã tích đủ nước., không phải lo lắng gì. 

Tuy nhiên các hồ chứa nước phía bắc của tỉnh gồm TX Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh mực nước trữ vẫn còn thấp. Thế nhưng may mắn giữa cuối tháng 12/2018, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp hội tụ trong đới gió Đông trên cao nên các hồ chứa phía bắc như Đá Đen, Đá Bàn và Tiên Du đã đầy nước.

“Hiện 10 hồ chứa lớn nhỏ ở phía Bắc đã tích nước tương đối, đạt từ 80-85% dung tích nước thiết kế. Các hồ này đang phục vụ nước sinh hoạt và sản xuất vụ mùa và ĐX 2018-2019, với tổng diện tích khoảng 11.000 ha. Hiên lúa từ 10-60 ngày tuổi, cung cấp nước rất đầy đủ. Cụ thể, đối với lúa từ 50- 60 ngày tuổi đã lấy 4 đợt nước. Còn lúa mới sản xuất thì đã lấy 1 đợt nước”, ông Thành chia sẻ.

Cũng theo công ty này, đánh giá hiện 18 hồ chứa trên địa sẽ đảm bảo nước tưới cho vụ ĐX 2018-2019. Tuy nhiên đối với vụ HT tới, sau khi kết thúc vụ ĐX thì tùy theo thời tiết có mưa tiêu mãn hay không, công ty sẽ kiểm đếm, cân đối nguồn nước, bố trí SX cho phù hợp. Song giải pháp ưu tiên nước hàng đầu là phục vụ cho dân sinh, sau đó mới đến nước SX nông nghiệp.

Xem thêm
Gà Mã Đà - đặc sản của rừng, tiềm năng của bếp Việt

Gà Mã Đà từng bên bờ tuyệt chủng đang trở thành đặc sản nhờ hương vị thơm ngon, quy trình sản xuất an toàn và tiềm năng chế biến đa dạng.

Cải tiến an toàn sinh học trước các rủi ro mới

Cải tiến an toàn sinh học và truy xuất nguồn gốc, Dự án hướng đến ngành chăn nuôi lợn an toàn, minh bạch và phát triển bền vững trước các rủi ro sinh học mới.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Quảng Ninh kiến tạo kinh tế xanh bền vững

Hơn 22.700 ha rừng đã được trồng mới sau bão Yagi. Quảng Ninh không chỉ phủ xanh đất trống mà còn dựng xây một nền kinh tế rừng đa giá trị.

Bình luận mới nhất