| Hotline: 0983.970.780

Đà Nẵng không còn tàu cá vượt ranh giới vùng biển Việt Nam

Thứ Tư 23/04/2025 , 18:25 (GMT+7)

Trong quý I năm 2025, Đà Nẵng không có tàu vượt ranh giới vùng biển Việt Nam.

Kiểm soát chặt tàu cá

Tính đến tháng 3 năm 2025, Đà Nẵng có tổng số 1.152 tàu cá còn hoạt động, trong đó 409 tàu có chiều dài từ 15 mét trở lên thuộc diện bắt buộc phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS). Đến nay, 100% tàu thuộc diện này đã hoàn thành việc lắp đặt VMS, đảm bảo kết nối tín hiệu liên tục với hệ thống giám sát tại Trung tâm Thông tin nghề cá Thành phố. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để đáp ứng yêu cầu gỡ “thẻ vàng” của EC.

Cảng cá Thọ Quang (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) là cảng cá lớn nhất miền Trung với khoảng 2.000 tàu thuyền neo đậu thường xuyên. Ảnh: Lan Anh.

Cảng cá Thọ Quang (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) là cảng cá lớn nhất miền Trung với khoảng 2.000 tàu thuyền neo đậu thường xuyên. Ảnh: Lan Anh.

Cùng với đó, công tác theo dõi, giám sát tàu cá qua hệ thống VMS được thực hiện thường xuyên 24/7. Trong quý I năm 2025, Trung tâm đã phát hiện 3 trường hợp tàu cá mất tín hiệu VMS quá 10 ngày, đồng thời tổ chức kiểm tra, xác minh, yêu cầu chủ tàu giải trình và xử lý theo đúng quy định. Kết quả xác minh cho thấy không có tàu vượt ranh giới vùng biển Việt Nam. Đây là minh chứng rõ ràng cho sự vào cuộc tích cực và hiệu quả trong quản lý phương tiện khai thác xa bờ.

Xử lý nghiêm vi phạm

Thời gian qua, hoạt động kiểm tra, kiểm soát tàu cá tại cảng cá Thọ Quang - cảng cá lớn nhất miền Trung được tăng cường. Trong 3 tháng đầu năm 2025, lực lượng chức năng đã kiểm tra, kiểm soát 1.238 lượt tàu cá xuất - nhập bến. Qua đó phát hiện và xử lý 12 trường hợp vi phạm, chủ yếu là các lỗi như không duy trì tín hiệu VMS trong quá trình hoạt động, không ghi đầy đủ nhật ký khai thác điện tử và vi phạm vùng khai thác.

Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính đã thu là 305 triệu đồng. Các trường hợp vi phạm đều bị tạm dừng hoạt động cho đến khi khắc phục xong vi phạm, đồng thời thông tin được cập nhật kịp thời vào hệ thống quản lý nghề cá quốc gia (Vnfishbase). Thành phố cũng kiên quyết không cho phép tàu cá xuất bến nếu không đáp ứng đầy đủ điều kiện về thiết bị, thủ tục, trong đó có việc kiểm tra tín hiệu VMS và nhật ký khai thác.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức ngư dân

Bên cạnh các biện pháp quản lý, kiểm soát, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chống khai thác IUU được Đà Nẵng triển khai sâu rộng. Trong quý I năm 2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường TP Đà Nẵng đã tổ chức 6 lớp tập huấn, tuyên truyền pháp luật cho gần 600 lượt ngư dân, chủ tàu cá tại các phường ven biển thuộc quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn.

Lực lượng cảnh sát biển và bộ đội biên phòng truyên truyền cho ngư dân tại cảng cá Thọ Quang. Ảnh: Lan Anh.

Lực lượng cảnh sát biển và bộ đội biên phòng truyên truyền cho ngư dân tại cảng cá Thọ Quang. Ảnh: Lan Anh.

Ngoài ra, Thành phố đã phát hành 1.000 tờ rơi, treo 20 bảng pano, áp phích tại các cảng cá, nơi tập trung đông ngư dân để nâng cao nhận thức cộng đồng về IUU. Nội dung tập trung vào quy định của Luật Thủy sản năm 2017, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP, hướng dẫn ghi nhật ký khai thác điện tử, quy trình xác nhận nguồn gốc thủy sản và các chế tài xử lý vi phạm.

Đặc biệt, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thành phố cùng các đơn vị chức năng thường xuyên tổ chức các đợt tiếp xúc trực tiếp với ngư dân để hướng dẫn kỹ năng sử dụng VMS, ghi nhật ký điện tử, đồng thời giải đáp các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

Hướng tới nghề cá có trách nhiệm

Mặc dù đã đạt được một số kết quả tích cực, nhưng công tác chống khai thác IUU tại Đà Nẵng vẫn còn không ít khó khăn. Một số tàu cá chưa duy trì ổn định tín hiệu VMS trong suốt quá trình khai thác; việc ghi nhật ký khai thác điện tử chưa được thực hiện đầy đủ, đúng thời gian; lực lượng kiểm tra, giám sát còn mỏng trong khi khối lượng công việc ngày càng lớn.

Bộ đội Biên phòng TP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị giám sát hành trình tàu cá. Ảnh: Lan Anh.

Bộ đội Biên phòng TP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị giám sát hành trình tàu cá. Ảnh: Lan Anh.

Với quyết tâm cao của toàn hệ thống chính trị và sự đồng thuận của cộng đồng ngư dân, Đà Nẵng đang từng bước khẳng định vai trò tiên phong trong công tác chống khai thác IUU, góp phần vào nỗ lực chung của cả nước nhằm sớm gỡ “thẻ vàng”, mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao uy tín thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế.

Thời gian tới, thành phố Đà Nẵng sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tập trung vào các nội dung trọng tâm như tăng cường kiểm tra thực địa, nâng cao năng lực cho cán bộ thực thi, hoàn thiện hồ sơ quản lý tàu cá, đồng thời chuẩn bị kỹ lưỡng cho đợt làm việc thứ 5 với Đoàn thanh tra EC dự kiến diễn ra trong năm 2025.

Xem thêm
Đầu tư dự án khu chăn nuôi lợn giống và thương phẩm trên 900 tỉ đồng

QUẢNG TRỊ Dự án có diện tích mặt đất, mặt nước dự kiến sử dụng trên 63 ha, công suất thiết kế 1.200 nái ông bà, 5.000 nái bố mẹ và 80.000 lợn thương phẩm.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Những hứa hẹn ở Quỳnh Nhai

SƠN LA 7 năm trôi qua, diện tích trồng cây mắc ca ở Quỳnh Nhai ngày càng mở rộng, sản lượng tăng dần, doanh nghiệp chế biến sâu đã liên kết đầu tư để nâng giá trị.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

PGS.TS Vũ Năng Dũng: Đất và nước đã hòa một mối

Khi Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ NN-PTNT sáp nhập, hai yếu tố đầu vào quan trọng của nông nghiệp là đất và nước đã về một mối.

Sếu đầu đỏ Thái Lan đã về Tràm Chim

Đồng Tháp Tỉnh Đồng Tháp đã chính thức tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ từ Thái Lan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực bảo tồn loài chim quý hiếm tại Vườn quốc gia Tràm Chim.