| Hotline: 0983.970.780

Cử nhân văn hóa giỏi nuôi dê

Thứ Năm 19/10/2023 , 08:45 (GMT+7)

QUẢNG NGÃI Đó là anh Võ Thế Quyền, người từng tốt nghiệp ngành quản lý văn hóa - nghệ thuật nhưng lại nuôi dê khá hiệu quả.

Mô hình nuôi dê Boer của anh Quyền đem lại thu nhập cao và mở ra hướng làm ăn mới cho nông dân Phổ An (thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi).

Tốt nghiệp Trường Đại học Văn hóa TP.HCM nhưng anh Quyền (41 tuổi, ở xã Phổ An, thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi) lại xin việc làm trong ngành dược. Trong quá trình đi cung cấp dược phẩm cho các đơn vị, anh thấy nhiều người nuôi dê hiệu quả. Thế là anh xây dựng chuồng trại và mua 10 con dê giống Boer về thả nuôi trong vườn nhà.

Sau 6 năm, chuồng nhà anh hiện đã có 64 con dê sinh sản và gần 20 dê thịt. Hàng năm, mỗi dê cái đẻ 2 lứa, được từ 3 - 4 dê con. Mỗi năm, anh xuất bán hàng chục con dê, cả dê giống lẫn dê thịt cho khách hàng ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Anh Quyền bên chuồng nuôi dê trong vườn nhà. Ảnh: Thanh Kỳ.

Anh Quyền bên chuồng nuôi dê trong vườn nhà. Ảnh: Thanh Kỳ.

"Khách hàng của em ở nhiều nơi lắm, ra đến tận Yên Bái và vào cả Cần Thơ. Nhiều người vào website https://deboergiong.com xem thông tin rồi đặt mua. Mỗi con dê thịt em bán vài triệu, dê giống trên dưới 10 triệu đồng. Chỉ cần nuôi 40 con dê sinh sản là mỗi năm thu nhập khoảng 150 triệu đồng", anh Quyền cho hay.

Chuồng nuôi dê của anh Quyền gồm 3 dãy hình chữ U có gắn camera giám sát xung quanh. Mỗi tháng đôi lần, anh vào các tỉnh thành phía Nam cung cấp dược phẩm cho khách hàng. Những lúc xa nhà, anh mở điện thoại di động vẫn xem được hoạt động của đàn dê. Qua đó kịp thời điện thoại cho người thân xử lý khi phát hiện dê bị bệnh.

Hàng ngày, anh và người nhà cho dê ăn và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Phân dê được thu gom bón cho hơn 100 gốc bưởi da xanh và cỏ trong vườn. Nước rửa chuồng chảy thẳng xuống hầm biogas tạo nên khí ga dùng trong gia đình, hạn chế ô nhiễm môi trường. Theo anh Quyền, thức ăn hàng ngày cho mỗi con dê tiêu tốn 5.000 - 7.000 đồng. Các loại cỏ anh trồng trong vườn như cỏ sả, cỏ voi Đài Loan là món ăn ưa thích của dê.

Sau 5 tháng nuôi, mỗi con dê đạt trọng lượng chừng 35kg. Dê thịt của anh rất dễ bán, khách hàng thường xuyên hỏi mua, giá dê thịt hiện nay khá cao và ổn định do nhu cầu tiêu dùng dê thịt ngày càng tăng. "Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ thì dê rất ít khi bị bệnh. Nếu phát hiện bệnh và điều trị ngay thì dê sẽ chóng khỏi thôi", anh Quyền tâm sự.

Giống dê Boer của anh Quyền nuôi rất được thương lái ưa chuộng do thịt dày, thơm ngon. Ảnh: Thanh Kỳ.

Giống dê Boer của anh Quyền nuôi rất được thương lái ưa chuộng do thịt dày, thơm ngon. Ảnh: Thanh Kỳ.

Bên cạnh xuất bán dê thịt, anh Quyền còn nhập dê Boer thuần chủng từ nước ngoài về nuôi và cung cấp giống cho khách hàng. Theo anh, giống dê này có thớ thịt dày và khá thơm ngon khi chế biến món ăn nên được thị trường rất ưa chuộng, cung không đủ cầu.

Thấy mô hình nuôi dê của anh Quyền đem lại hiệu quả cao, nhiều nông dân đã đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm và được anh hướng dẫn tận tình. Anh sẵn lòng cung cấp con giống, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho bà con.

Anh cho biết dự định sang năm 2024 sẽ cùng 3 người bạn xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm từ dê để cung cấp cho thị trường nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Sản phẩm chính của nhà máy là giò, chả và thịt dê hút chân không.

"Thị trường tiêu thụ thịt dê Boer rộng lắm nên không lo bị ế. Vậy nên em hi vọng sẽ có thêm nhiều người cùng liên kết nuôi để có nguyên liệu sản xuất", anh Quyền tâm sự.

Ông Phạm Quốc Việt - Phó Chủ tịch UBND xã Phổ An đánh giá cao mô hình nuôi dê Boer của anh Quyền. Ông cho rằng, dê rất phù hợp với khí hậu ở địa phương, việc tiêu thụ cũng rất khả quan. Có tháng anh Quyền xuất bán 50 con dê nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu thu mua của thương lái.

"Chúng tôi đang khuyến khích người dân nuôi dê để cải thiện cuộc sống gia đình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Xã được cấp trên hỗ trợ vốn sản xuất từ 2 chương trình mục tiêu quốc gia là xây dựng nông thôn và giảm nghèo bền vững. Chúng tôi sẽ dùng nguồn vốn này hỗ trợ và khuyến khích bà con nuôi dê để tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững", ông Việt cho biết.

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.