| Hotline: 0983.970.780

Công nghệ xử lý ruồi đục trái ở Hawaii

Thứ Hai 12/01/2009 , 10:30 (GMT+7)

Sau nhiều năm theo dõi và thực địa các nhà nghiên cứu tại quần đảo Hawaii đã tìm được giải pháp xử lý thành công bệnh ruồi đục quả...

Ruồi đục trái
Sau nhiều năm theo dõi và thực địa các nhà nghiên cứu tại quần đảo Hawaii đã tìm được giải pháp xử lý thành công bệnh ruồi đục quả tàn phá mùa màng nông hộ trong suốt hơn 3 thập kỷ vừa qua. Thành tựu này được ngành nông nghiệp đánh giá trị giá hàng tỷ đô la.

Theo thống kê, hàng năm trên quần đảo này có tới 50% sản lượng cây trồng bị ruồi đục quả tàn phá, thiệt hại khoảng 536 triệu USD cho ngành xuất khẩu rau quả tươi. Và nếu tính tổng cộng cả ngành chế biến sau thu hoạch thì thiệt hại hàng năm lên tới 1,4 tỷ USD. Với giải pháp can thiệp bằng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp mới gồm 4 phương pháp, ngành nông nghiệp ở đây hy vọng sẽ gia tăng doanh thu hàng năm thêm khoảng 45 triệu USD trong những năm tới. Kết quả là nhóm tác giả của thành tựu khoa học này gồm các nhà nghiên cứu ở ĐH Hawaii và Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã được nhận giải thưởng tôn vinh.

Nhà côn trùng học đứng đầu nhóm nghiên cứu Ronald Mau cho hay, phương pháp này đã được tiến hành tại 200 trang trại quy mô nhỏ trải khắp quần đảo và cho kết quả rất khả quan. Cụ thể trên diện tích 0,4 ha dưa hấu có áp dụng biện pháp quản lý dịch hại cho thấy, mật số ruồi đục quả gây hại đã giảm từ 22 xuống còn 1% so với 1 năm trước đó. Còn ở nhiều loại cây trồng khác thì tỷ lệ bị nạn ruồi đục trái gây hại đã giảm trung bình 60%, trong khi nông dân từ bỏ hẳn các loại thuốc trừ sâu gốc hóa học. Theo điều phối viên Roger Vargas, biện pháp này đã góp phần tăng năng suất, giảm đáng kể lượng thuốc bảo vệ thực vật và được các nhà vườn hưởng ứng bằng cách mạnh dạn trồng thêm nhiều loại cây ăn quả có giá trị khác mà trước đây không thể phát triển được với vấn nạn ruồi đục quả.

Bẫy ruồi
Sau một thời gian dài theo dõi, các chuyên gia đã xác định có 4 loại ruồi đục trái chiếm ưu thế tại quần đảo này và chúng đẻ trứng sinh dòi ở quả gây thối và rụng trái. Sau từ 7-10 ngày, nhộng vũ hóa thành ruồi trưởng thành tiếp tục gây hại. Trung bình vòng đời của mỗi con ruồi kéo dài 3 tháng và có thể sản sinh thêm 400 cá thể khác.

Quy trình quản lý ruồi đục trái gồm các bước sau được áp dụng trước vụ thu hoạch trái chín:

* Vệ sinh vườn ruộng sạch sẽ, đặc biệt là xử lý triệt để mầm bệnh ở trái rụng thối rữa dưới gốc làm cho nguồn bệnh không có cơ hội phát triển.

* Nhử ruồi bằng bả giới tính đặt trên lá hoặc cành cây để tiêu diệt nhằm không cho ruồi đực và ruồi cái tiếp xúc giao phối để sinh sôi.

Ngay sau khi có kết quả tốt công nghệ này đã được nhà nông Đài Loan và đảo quốc Guam đặt vấn đề nhập khẩu để bảo vệ mùa màng khỏi nạn ruồi đục trái.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.