| Hotline: 0983.970.780

Công nghệ sinh thái lợi đôi đường

Thứ Sáu 05/05/2017 , 09:05 (GMT+7)

An Giang được xem là tỉnh đi đầu áp dụng công nghệ sinh thái (CNST) ruộng lúa bờ hoa, phương thức SX an toàn, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Trong quá trình thực hiện mô hình nhiều cá nhân, tập thể SX giống đạt hiệu quả cao thu lợi nhuận hằng trăm triệu đồng/năm.

09-22-28_nh-nh-tn-ben-ruong-lu-bo-ho
Ông Tấn bên mô hình ruộng lúa bờ hoa

Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong nghề trong lúa, lão nông Trần Phước Tấn ở xã Bình Hòa, huyện Châu Thành chia sẻ, việc ứng dụng mô hình ruộng lúa bờ hoa không khó, giảm chi phí thuốc BVTV, giảm công lao động nên tăng thêm lợi nhuận. Điều quan trọng là không sử dụng thuốc cỏ. Ban đầu gia đình ứng dụng trên vài công đất qua nhiều năm hiện nay đã áp dụng toàn diện tích hơn 5ha lúa giống.

Sau khi xuống giống từ 7 – 10 ngày sẽ tiến hành trồng hoa dọc theo bờ ruộng cách bờ khoảng 20cm, hoa sẽ thu hút nhiều lại thiên địch như bọ rùa, ong ký sinh, nhện… giúp tiêu diệt rầy nâu, sâu cuốn lá, giảm chi phí SX. Những loại hoa được trồng quanh bờ ruộng có hương thơm, màu sắc sặc sỡ để thu hút thiên địch như hoa sao nhái, cúc đồng tiền, đậu bắp, hướng dương, mè…

Với tổng diện tích hơn 5ha, ông Tấn trồng giống OM 4900 chuyển SX và bán giống xác nhận cho các Cty, DN cung ứng giống trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên chọn giống OM 4900 vì phù hợp với thổ nhưỡng, giá cả ổn định và dễ tiêu thụ. Tùy theo mùa vụ mà có năng suất khác nhau, cụ thể, vụ ĐX rồi đạt năng suất từ 7,5 – 8 tấn/ha; HT từ 7 – 7,5 tấn/ha và TĐ từ 6 – 7 tấn/ha.

Điều quan trọng nhất là phải kết hợp sạ thưa. Gia đình ông chỉ áp dụng sạ 10kg/công (1.000m2) để giảm chi phí giống, phân bón và các chi phí khác, bảo vệ được môi trường trong sạch.

Với tổng diện tích hơn 5ha, mỗi vụ ông Tấn cung cấp từ 35 - 40 tấn lúa giống chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài tỉnh, giá cao hơn giá lúa thị trường 500 đồng/kg; chi phí giảm hơn 1 – 1,5 triệu đồng/ha/vụ. Từ hiệu quả của mô hình ứng dụng CNST đã giúp gia đình ông Tấn thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/năm và nhận bằng khen, giấy khen của UBND tỉnh An Giang, Sở NN-PTNN tỉnh, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh...

Chia sẻ về định hướng phát triển mô hình CNST, ông Nguyễn Thanh Sang, Trưởng Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Châu Thành cho biết, hướng tới huyện sẽ tiếp tục triển khai và nhân rộng mô hình CNST, phấn đấu mỗi vụ và mỗi xã sẽ có 1 mô hình ruộng lúa bờ hoa. Trạm sẽ phân công cán bộ xuống trực tiếp hỗ trợ nông dân thực hiện, lồng ghép các buổi tuyên truyền, tọa đàm phòng chống sâu bệnh đầu vụ...

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hợp tác nhiều bên phòng chống hiệu quả bệnh dại

5 năm qua, sự hợp tác giữa địa phương, tổ chức chuyên môn, doanh nghiệp, chủ nuôi, cộng đồng… đã tạo nên thành công trong phòng chống bệnh dại ở Đức Huệ, Long An.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.