| Hotline: 0983.970.780

Cơ hội phát triển sản xuất và tiêu thụ, xuất khẩu lúa gạo hữu cơ

Thứ Hai 24/12/2018 , 13:26 (GMT+7)

Sáng 18/12, tại TP Rạch Giá, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang phối hợp với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tổ chức hội thảo tổng kết, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất và tiêu thụ lúa hữu.

Mô hình sản xuất lúa hữu cơ được thực hiện thông qua dự án Right to Food - Thúc đẩy mô hình kinh doanh mang lại lợi ích cho người thu nhập thấp và đối tác công tư trên mô hình lúa – tôm tỉnh An Giang và Kiên Giang, do tổ chức Oxfarm Novib tài trợ, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đảm nhận về quy trình.


Các thành viên HTX dịch vụ tôm – cua – lúa Thạnh An chăm sóc ruộng lúa hữu cơ

Tại tỉnh Kiên Giang, mô hình được thực hiện tại HTX dịch vụ tôm – cua – lúa Thạnh An, xã Đông Thạnh, An Minh, Kiên Giang. Ông Nguyễn Văn Khánh, Giám đốc HTX cho biết, đây là năm thứ 2 đơn vị làm lúa theo chuẩn hữu cơ, kết quả rất khả quan. Số hộ tham gia tăng từ 4 hộ của năm đầu tiên lên 24 hộ, diện tích 37,9 ha, làm cùng giống ST5. Hiện bà con đang thu hoạch lúa (khoảng 85% diện tích), năng suất bình quân đạt 4,4 tấn/ha. Toàn bộ lúa thu hoạch sẽ được Cty TNHH XNK Đại Dương Xanh (TP Hồ Chí Minh) bao tiêu với giá 6.800 đồng nếu kiểm tra đạt chuẩn hữu cơ (làm đúng quy trình giá 6.400 đồng/kg). Chi phí sản xuất lúa hữu cơ khoảng 14,6 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt được trên 16 triệu đồng/ha.

Theo ông Khánh, hiện làm lúa hữu cơ nông dân gặp một số khó khăn do phải ghi chép sổ sách, làm thủ công (không được phun thuốc trừ cỏ bờ), giá phân hữu cơ cao, chưa cơ gới được khâu thu hoạch (ruộng lúa tôm mương, bờ nhiều), dẫn đến chi phí sản xuất cao, lợi nhuận chưa nhiều. Ông Khánh cũng đề xuất các đơn vị tham gia cần xem xét, nâng giá thu mua sản phẩm hữu cơ để  thật sự hấp dẫn với người nông dân.

Đại diện Cty TNHH Đại Dương Xanh, cho biết, đơn vị có nhu cầu lớn nguồn lúa nguyên liệu hữu cơ, để sản xuất gạo chất lượng cao (đóng túi) để xuát khẩu. Hiện sản phẩm của công ty đã được xuất đi 30 nước trên thế giới, trong đó có những thị trường khó tính. Và cơ hội phát triển thời gian tới rất tốt, khi mà người tiêu dùng không chỉ quan tâm tới thực phẩm đảm bảo cho sức khỏe, mà còn không gây tổn hại tới môi trường trong quá trình làm ra.


Kiên Giang có diện tích lúa – tôm khá lớn, lợi thế để sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

TS Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang, cho biết, Kiên Giang có điều kiện đất đai và vùng biển rộng, trù phú, lợi thế về sản xuất lúa gạo và nuôi trồng thủy sản. Nhiều năm qua, sản lượng lúa của Kiên Giang đều đạt trên 4 triệu tấn/năm, dẫn đầu cả nức. Nuôi tôm nước lợ, trong đó có mô hình tôm – lúa khoảng 80.000 ha và còn nhiều tiềm năng phát triển. Đây là lợi thế lớn để phát triển sản xuất lúa và tôm hữu cơ, do vùng này từ trước đến nay chưa đầu tư thâm canh, ít sử dụng phân, thuốc hóa học nên nền đất còn phì nhiêu và sạch. Hiện tỉnh Kiên Giang cũng đã phát triển và công nhận gần 30 sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGAP, nhãn hiệu tập thể… Đây là tiền đề để phát triền thành sản phẩm hữu cơ trong thời gian tới.

“Dự án Right to Food 1 (quyền lương thực) đã thí điểm ở một số tỉnh và sẽ kết thúc vào cuối năm nay. Nối tiếp là dự án Right to Food 2 sẽ được khởi động và thực hiện trong 2 năm (2019-2020), tập trung nhiều vào hợp tác với doanh nghiệp, hỗ trợ kỹ thuật, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, xúc tiến thường mại, thị trường.

Dự án Graisea 2 - Thúc đẩy quyền kinh tế phụ nữ, đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm trong chuỗi lúa gạo – sẽ triển khai thực hiện trong 3 năm (2019-2021), địa bàn dự kiến là Kiên Giang, An Giang và Sóc Trăng. Đây là các dự án do các nước Châu Âu hỗ trợ, với mục tiêu các sản phẩm làm ra phải bền vững, có trách nhiệm, dựa trên bộ quy tăc ứng xử đã được các thành viên từng dự thống nhất”, ông Nguyễn Quốc Tuấn, Quản lý Dự án Phát triển Chuỗi giá trị, Tổ chức Oxfam, chia sẻ.

 

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.