| Hotline: 0983.970.780

Cơ hội cho cây gừng Kỳ Sơn

Thứ Năm 05/12/2019 , 09:00 (GMT+7)

Diện tích gừng Kỳ Sơn hiện có trên 513 ha, sản lượng gần 5.000 tấn củ, giá trị ước tính hơn 30 tỉ đồng.

16-24-37_cy_gung

Huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An vừa qua được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý sản phẩm gừng Kỳ Sơn theo Quyết định số 5587/QĐ-SHTT ngày 15/11/2019 cho sản phẩm gừng Kỳ Sơn.

Nghệ An có đến 11 huyện, thị thuộc khu vực miền núi cao. Nhưng, có 2 huyện Kỳ Sơn và Tương Dương rất thích hợp cho cây gừng phát triển tốt và chính ở 2 huyện này, hàng năm bà con các dân tộc đã trồng khoảng 530 ha gừng.

Trong đó có xã Na Ngoi sát biên giới Việt - Lào, có đỉnh núi Phu Xai Lai Leng cao 2.200m so với mặt biển, người dân ở đây 100% là đồng bào Mông, năm 2014 gừng được giá, họ trồng lên đến 405 ha. Những năm gần đây giá gừng giảm, diện tích gừng chỉ còn lại 300 ha.

Hiện nay đang mùa thu hoạch gừng của đồng bào dân tộc Mông huyện Kỳ Sơn, người dân ở đây rất vui mừng, vì gừng bán được giá từ 15.000 - 20.000 đồng/kg và càng vui hơn khi có tin sản phẩm gừng Kỳ Sơn được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Đây là điều kiện thuận lợi để đồng bào các dân tộc vùng cao biên giới phát triển mở rộng diện tích gừng, mở hướng xuất khẩu trong tương lai gần.

Theo anh Xồng Bá Hươn ở bản Buộc Mú, xã Na Ngoi cho biết, gừng là cây trồng có từ lâu đời ở đây và từ xa xưa chỉ biết trồng gừng để làm gia vị trong bữa ăn hàng ngày, làm thuốc chữa bệnh thông thường. Hôm nay được người ở vùng xuôi lên thu mua nhiều, mua với giá 15.000 - 20.000 đồng/kg tùy loại củ to, củ nhỏ. Với giá này vụ gừng năm nay mỗi gia đình trong bản Buộc Mú có thể thu nhập từ 40 - 45 triệu đồng/năm, có khá nhiều gia đình thu nhập lên đến 70 - 80 triệu đồng.

Ông Xồng Vả Nênh, Phó Chủ tịch UBND xã Na Ngoi tâm sự: Rất vui khi nhận được thông tin sản phẩm gừng huyện Kỳ Sơn, trong đó chủ yếu là gừng xã Na Ngoi chúng tôi được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gừng thì bà con nông dân ai ai cũng vui mừng lắm và họ nói với nhau thu hoạch xong vụ gừng này sẽ tiếp tục trồng nhiều gấp 2-3 lần vụ gừng hiện nay, sướng không.

Theo ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Kỳ Sơn cho biết: Xã Na Ngoi đời sống còn nhiều khó khăn. Nhưng từ mấy năm nay dân bản ở đây tập trung gieo trồng và thâm canh cây gừng và xem gừng là cây trồng chủ lực, nên đời sống bà con của 19 bản trong xã này luôn luôn có thu nhập ổn định, giảm bớt được khó khăn rất nhiều so với trước đây.

Chắc chắn sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm gừng Kỳ Sơn, trong đó chủ yếu là gừng được sản xuất ở xã Na Ngoi thì người dân sẽ mở rộng diện tích trồng lên rất nhiều. Vì vậy, địa phương sẽ có kế hoạch tuyên truyền, quảng bá để có nhiều doanh nghiệp vào tham gia liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân.

Cũng theo ông Nguyễn Xuân Trường cho biết, giống gừng ở Kỳ Sơn rất tốt, lại được trồng trên núi cao nên có vị cay đậm, người đến mua rất ưa chuộng. Hiện ở Kỳ Sơn trồng 512 ha gừng gồm 2 giống gừng, đó là giống gừng dé và gừng sừng trâu.

Gừng dé củ nhỏ, thân tròn, nhiều nhánh, vỏ và ruột màu trắng ngà, lõi củ màu nhạt, có vị rất cay. Gừng sừng trâu củ to, thân tròn, ít nhánh, vỏ và ruột củ có màu trắng, lõi màu vàng nhạt, ít xơ, không cay bằng gừng dé. Năng suất gừng hiện nay đạt trung bình từ 13 - 15 tấn/ha, trong đó giống gừng sừng trâu đạt năng suất từ 18 - 20 tấn củ/ha, giống gừng dé đạt năng suất từ 10 - 12 tấn/ha.

Năm 2020, theo kế hoạch của UBND huyện Kỳ Sơn, huyện sẽ phát động mỗi xã trồng thêm từ 50 - 100 ha gừng chủ yếu bằng giống gừng sừng trâu và UBND huyện sẽ trích kinh phí giao cho Phòng NN- PTNT cùng trạm khuyến nông huyện xây dựng mô hình thâm canh giống gừng sừng trâu trên diện tích 40 ha ở 3 xã Na Ngoi, Nậm Cắn, Tây Sơn để từ đó tuyên truyền mở rộng diện tích trong toàn huyện vào các năm sau.

Xem thêm
Khởi công trang trại heo 300 tỷ đồng

GIA LAI Dự án sau khi đi vào hoạt động sẽ là mô hình hiện đại, thân thiện với môi trường, góp phần vào phát triển kinh tế và an sinh xã hội tại địa phương.

Cháu bé 3 tuổi tử vong do bệnh dại

GIA LAI Bị chó hoang cắn, tuy nhiên gia đình không đưa đến cơ sở y tế để được tư vấn, tiêm phòng vacxin khiến cháu bé 3 tuổi tử vong ngay sau đó.

Đi giữa ngàn xanh

GIA LAI Khoát hơn nửa vòng tay, Rô Krik nói: ‘Giờ đây, xã Đất Bằng đã khoác lên mình một màu xanh bất tận, màu xanh của ấm no, đủ đầy và ngập tràn hạnh phúc".

Sống chung với khô hạn: [Bài 2] Tưới tiên tiến giảm áp lực nguồn nước

Những năm qua, người dân Ninh Thuận đua nhau lắp đặt các thiết bị tưới tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, thích ứng với nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Biến lá khóm thành tơ sợi

TIỀN GIANG Mỗi ngày, anh Nguyễn Ngọc Quyền ở Tiền Giang thu gom 2 tấn lá khóm để sản xuất 15kg tơ sợi cung ứng cho các nhà máy đánh bông, dệt vải.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài 1]  Áp dụng kiến thức tập huấn vào thực tiễn

Những kiến thức từ các lớp tập huấn được người dân tiếp thu, vận dụng vào quá trình nuôi trồng thủy sản của gia đình, giúp gia tăng hiệu quả hơn trước.

'Cuộc chiến' giữ rừng phòng hộ: [Bài 4] Nhân rộng diện tích rừng FSC

Đồng Nai Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc là đơn vị lâm nghiệp đầu tiên trong tỉnh Đồng Nai được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế FSC.