| Hotline: 0983.970.780

Chú ý chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại cây ăn quả ôn đới

Thứ Tư 11/05/2022 , 17:10 (GMT+7)

LÀO CAI Hiện đang là giai đoạn bà con cần hết sức chú ý kiểm tra, phát hiện để phòng, trừ sâu bệnh hại cho cây ăn quả ôn đới.

Theo kết quả kiểm tra sâu bệnh hại tại các địa phương tại Lào Cai cho thấy, hiện nay trên cây lê VH6 và các loại cây ăn quả ôn đới khác đã xuất hiện một số đối tượng sâu bệnh hại như: Bệnh rỉ sắt, bệnh đốm nâu, bệnh sém lá, bệnh chảy nhựa, sâu đục thân, sâu ăn lá, rệp, ruồi đục quả

Để chủ động phòng trừ và giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh hại cây ăn quả, Sở NN-PTNT Lào Cai chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn tăng cường kiểm tra, phát hiện, dự tính dự báo và chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây ăn quả ôn đới. Tăng cường tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn nhân dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp phòng, trừ một số bệnh hại trên cây ăn quả ôn đới, như sau:

Áp dụng biện pháp bao trái cho cây lê, kết hợp canh tác theo hướng hữu cơ, sinh học sẽ là giải pháp tốt để quản lý sâu bệnh hại. Ảnh: Lưu Hòa.

Áp dụng biện pháp bao trái cho cây lê, kết hợp canh tác theo hướng hữu cơ, sinh học sẽ là giải pháp tốt để quản lý sâu bệnh hại. Ảnh: Lưu Hòa.

- Biện pháp vin tỉa cành, tạo tán: Cần làm ngay từ khi cây còn nhỏ để cho cây lớn sau này có một bộ cành lá thấp, gọn và phân bố đều các mặt để nhận được nhiều ánh sáng, vườn cây thông thoáng, cây sinh trưởng tốt, đồng thời góp phần hạn chế sự phát triển của bệnh.

- Vệ sinh vườn cây: Cắt bỏ các cành lá và quả bị bệnh, tập trung tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh tồn tại lan truyền. Nếu bị bệnh nặng trước khi phun thuốc, cần vệ sinh vườn, góp phần nâng cao hiệu quả của thuốc...

- Chăm sóc, bón phân: Tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ hoai mục để bón lót và bón thúc cho cây ăn quả kết hợp với bổ sung các loại phân đạm, lân, kali; chủ động tưới tiêu nước hợp lý giúp cây sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, hấp thụ tốt dinh dưỡng, tăng sức chống chịu bệnh. Trong mùa mưa, không để vườn cây quá ẩm ướt, phải tạo rãnh thoát nước nhanh sau khi mưa lớn, tránh tổn thương bộ rễ.

- Phòng trừ sâu, bệnh hại: Thường xuyên kiểm tra, phát hiện và phòng trừ kịp thời một số đối tượng sâu bệnh hại, như:

+ Đối với bệnh rỉ sắt: Sử dụng một số loại thuốc như Anvil 50SC, Score 50EC, Aliette 80WP... phun trừ khi bệnh chớm xuất hiện.

+ Đối với bệnh đốm nâu, sém lá: Sử dụng một số loại thuốc gốc đồng như Oxychorua đồng, Booc đô, Benlat, Ridomil gold… phun phòng trừ để hạn chế bệnh phát triển lây lan.

+ Đối với bệnh chảy nhựa trên cây đào: Cạo sạch vết nhựa trên cây và tiến hành quét vôi nên vị trí bệnh; sử dụng một số loại thuốc Aliette 80WP, Ridomil gold… phun phòng trừ để hạn chế bệnh phát triển lây lan.

+ Đối với sâu ăn lá, rệp mềm: Sử dụng một số loại thuốc như: Alphador 50EC, Soka 25 EC, Aplaud… phun trừ.

+ Đối với sâu đục thân: Bằng cách quét vôi gốc cây cao 60 - 70 cm vào tháng 11 - 12 trong năm, dùng dây thép, tay mây để diệt hoặc bắt sâu non; dùng các loại thuốc Actamec 75EC, Aramectin 400EC, Super Fitoc 10EC tẩm bông nhét vào lỗ sâu đục, phun diệt trừ trứng sâu.

+ Đối với ruồi đục quả: Sử dụng một số hợp chất thuốc dẫn dụ để bẫy ruồi, thu hút ruồi trưởng thành như Ento-Pro 150SL, Flykil 95EC, Vizubon D, Acdruoivang 900OL; thực hiện biện pháp bọc quả; sử dụng một số loại thuốc như Soka 25EC, Motox 5EC, Agiaza 4,5EC… phun trừ.

Cây ăn quả ôn đới là một trong những nhóm cây trồng chủ lực của tỉnh Lào Cai, cho hiệu quả kinh tế cao trong những năm gần đây. Hiện diện tích cây ăn quả ôn đới của Lào Cai khoảng hơn 3.570 ha (lê 1.258 ha, đào 295 ha, mận 1.729 ha, hồng giòn 7 ha, cây ăn quả khác 281 ha). Cây ăn quả ôn đới chủ yếu được trồng tại huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Bát Xát, Thị xã Sa Pa…

Xem thêm
Cho ăn thảo dược, ngựa bạch Sìn Hồ nuôi không kịp bán

LAI CHÂU Về cao nguyên Sìn Hồ, tận thấy những đàn ngựa bạch khỏe khoắn, chạy như bay trên đồng cỏ. Có được như vậy là nhờ cách chăm sóc ngựa đặc biệt của người nuôi.

Phát hiện bệnh dại, địa phương tổ chức truy bắt chó thả rông

QUẢNG NGÃI Sau khi phát hiện 2 con chó dương tính với bệnh dại, xã Ia Tơi (tỉnh Quảng Ngãi) đã hướng dẫn người dân tiêm phòng và triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất