| Hotline: 0983.970.780

Chi hơn 390 tỷ đồng tái cơ cấu nông nghiệp, khuyến khích sản xuất hữu cơ

Thứ Tư 27/12/2023 , 13:39 (GMT+7)

TRÀ VINH Trong kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Trà Vinh chi hơn 390 tỷ đồng hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, cải tạo vườn, trồng rau an toàn...

Thực hiện Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Trà Vinh về kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, hai năm qua, Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh đã phối hợp với các địa phương hỗ trợ, khuyến khích nông dân mở rộng mô hình sản xuất hữu cơ, an toàn thực phẩm, hướng đến nền nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nông dân Trà Vinh được khuyến khích mở rộng mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ. Ảnh: Hồ Thảo.

Nông dân Trà Vinh được khuyến khích mở rộng mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ. Ảnh: Hồ Thảo.

Đến nay, tỉnh đã đạt được một số kết quả tích cực. Điển hình như tại xã Ngũ Lạc (huyện Duyên Hải) trước đây nông dân thường sản xuất theo hình thức nhỏ lẻ, manh mún, thiếu ứng dụng khoa học kỹ thuật, dẫn đến chất lượng nông sản và giá cả không ổn định.

Nhờ sự tích cực vận động của cán bộ nông nghiệp, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp hữu cơ Ngũ Lạc đã được thành lập và hoạt động gần 5 năm qua. Qua đó, HTX không chỉ gia tăng thu nhập cho nông dân, mà còn mở ra hướng hướng canh tác mới cho người dân địa phương.

Ông Lâm Thanh Cảnh, Giám đốc HTX Nông nghiệp Hữu cơ Ngũ Lạc chia sẻ: "Thế mạnh của chúng tôi nằm ở việc áp dụng phương pháp trồng màu trong nhà lưới và sử dụng phân bón hữu cơ, giúp tăng lợi nhuận từ 20 - 30% so với cách canh tác truyền thống”.

Với tiêu chí sản xuất nông sản sạch đặt hàng đầu, từ đầu năm 2022 đến nay, HTX đã ký kết với 3 doanh nghiệp sản xuất bắp giống, giống đậu bắp trên diện tích hơn 40ha, giá bao tiêu sản phẩm 9.000 đồng/kg/đậu bắp; 11.500 đồng/kg/bắp giống cho nông dân.

HTX cũng đang mở rộng sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm khác như đậu bắp xanh Nhật bên cạnh các sản phẩm truyền thống như ớt, cà chua, hành...

Trồng màu theo hướng hữu cơ giúp nông dân tiết kiệm đáng kể chi phí so với cách làm truyền thống. Ảnh: Hồ Thảo.

Trồng màu theo hướng hữu cơ giúp nông dân tiết kiệm đáng kể chi phí so với cách làm truyền thống. Ảnh: Hồ Thảo.

Theo ông Thạch Khanh (cùng địa phương), trước khi tham gia HTX, ông chỉ áp dụng phương pháp canh tác vô cơ. Ban đầu khi chuyển sang mô hình canh tác hữu cơ, ông có chút e ngại do chưa hiểu rõ quy trình sản xuất, nhất là cách phòng trừ sâu hại.

Để so sánh năng suất, ông Thạch Khanh quyết định duy trì trồng 1.000m2 ớt theo phương pháp truyền thống, đồng thời thực hiện trồng ớt hữu cơ trong nhà kính. Kết quả, năm đó vườn ớt hữu cơ mang về thu nhập cho gia đình ông 100 triệu đồng, gấp đôi so với vườn ớt truyền thống dù trên cùng một diện tích canh tác. 

Ông Khanh nói: "Tôi cảm thấy hài lòng với mô hình trồng màu hữu cơ trong nhà kính vì tiết kiệm công sức, ít bị sâu bệnh và có thể canh tác trong mùa mưa mà không phải lo lắng về tình trạng sản phẩm bị dập úng hoặc thối, từ đó lợi nhuận cao hơn nhiều so với phương thức truyền thống”.

Theo ông Lê Văn Đông, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, nhu cầu của người tiêu dùng đối với chất lượng sản phẩm nông nghiệp ngày càng cao, đòi hỏi chất lượng ngày càng khắt khe. Do đó, việc phát triển các mô hình như HTX Nông nghiệp hữu cơ Ngũ Lạc là hướng đi tất yếu. Điều này còn giúp hiện thực hóa quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

Nông dân trồng ớt hữu cơ tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm. Ảnh: Hồ Thảo.

Nông dân trồng ớt hữu cơ tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm. Ảnh: Hồ Thảo.

Theo Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Trà Vinh, tổng kinh phí cho chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 là hơn 390 tỷ đồng nhằm hỗ trợ nông dân thực hiện quy trình trồng rau an toàn, thúc đẩy trồng mới hoặc cải tạo vườn cây ăn quả, cây dừa, vườn tạp, đất trồng mía; hỗ trợ chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang các cây trồng, vật nuôi khác và hỗ trợ các cơ sở tham gia chương trình OCOP.

Trong năm 2023, tỉnh Trà Vinh bố trí gần 50 tỷ đồng từ nguồn ngân sách để thực hiện các chính sách này, trong đó có hơn 37 tỷ đồng dành cho 9 huyện, thị xã, thành phố và gần 13 tỷ đồng do Sở NN-PTNT tỉnh quản lý.

Ngành nông nghiệp Trà Vinh cũng đang tập trung khuyến khích nông dân tham gia các mô hình sản xuất hữu cơ, an toàn để phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.