| Hotline: 0983.970.780

Chè xuất khẩu của Lâm Đồng không có hóa chất nhuộm xanh

Thứ Năm 22/06/2023 , 16:59 (GMT+7)

LÂM ĐỒNG Cơ quan chức năng xác định, sản phẩm chè Lâm Đồng xuất khẩu qua Pakistan, Afghanistan chủ yếu là chè xanh và đảm bảo tiêu chí an toàn thực phẩm.

Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng vừa rà soát, phòng ngừa việc sử dụng hóa chất nhuộm chè trên địa bàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh Lâm Đồng.

Theo đó, trong năm 2022 và 5 tháng đầu năm 2023, Chi cục Hải quan Đà Lạt làm thủ tục hải quan cho 5 doanh nghiệp xuất khẩu chè qua thị trường Pakistan, Afghanistan. Trong đó bao gồm Công ty TNHH Phong Giang, DNTN Chế biến - Thương mại Thiện Phương, DNTN Phương Nam, Công ty TNHH Phước Nam Anh và Công ty TNHH chè Đặng Gia.

Cơ quan chức năng xác định, sản phẩm chè Lâm Đồng xuất khẩu qua Pakistan, Afghanistan chủ yếu là chè xanh và đảm bảo tiêu chí an toàn thực phẩm. Ảnh: T.C.

Cơ quan chức năng xác định, sản phẩm chè Lâm Đồng xuất khẩu qua Pakistan, Afghanistan chủ yếu là chè xanh và đảm bảo tiêu chí an toàn thực phẩm. Ảnh: T.C.

Đối với Công ty TNHH Phong Giang, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng xác định đây là doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm chè xanh với quy mô lớn. Năm 2022 và 5 tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp tập trung sản xuất, xuất khẩu chủ yếu sang Afghanistan, Pakistan với sản lượng năm 2022 trên 1.400 tấn.

Về quy trình, doanh nghiệp này thực hiện nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn sản xuất, không sử dụng bất cứ loại chất phụ gia, hoặc hóa chất nào nhằm tạo ra dòng sản phẩm có hương vị tự nhiên nhất.

Kiểm tra tại DNTN Chế biến - Thương mại Thiện Phương, năm 2022, doanh nghiệp này sản xuất trên 450 tấn chè và thực hiện xuất khẩu 430 tấn sang thị trường Pakistan, Afghanistan. Trong 5 tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp xuất khẩu gần 80 tấn chè xanh sang thị trường Pakistan, Afghanistan. Cơ quan chức năng xác định công ty này sử dụng nguyên liệu chè tươi và hương liệu tự nhiên sấy khô, không sử dụng hóa chất nhuộm màu chè để bán ra thị trường trong nước và xuất khẩu.

Trong 5 tháng đầu năm 2023, sản lượng chè xuất khẩu Lâm Đồng ước đạt 2.200 tấn với tổng giá trị khoảng trên 5 triệu USD.

Trong 5 tháng đầu năm 2023, sản lượng chè xuất khẩu Lâm Đồng ước đạt 2.200 tấn với tổng giá trị khoảng trên 5 triệu USD.

Các doanh nghiệp còn lại như DNTN Phương Nam, Công ty TNHH Phước Nam Anh và Công ty TNHH chè Đặng Gia, cơ quan chức năng xác định doanh nghiệp áp dụng các quy trình sản xuất với quy định nghiêm ngặt, không sử dụng các loại chất phụ gia, hóa chất.

Từ kết quả kiểm tra đối với 5 doanh nghiệp nói trên, Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng đề xuất UBND tỉnh Lâm Đồng chưa tiến hành thành lập đoàn kiểm tra và giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Sở NN-PTNT, các đơn vị liên quan tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, cảnh báo và phòng ngừa việc sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất, chế biến chè.

Theo Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng, năm 2022, địa bàn tỉnh có 161 công ty chế biến chè với quy mô 39 nghìn tấn/năm và 65 cơ sở chế biến chè với quy mô 10.000 tấn/năm, tập trung tại TP Đà Lạt, Bảo Lộc và các huyện như Bảo Lâm, Lâm Hà, Di Linh.

Sản lượng chè xuất khẩu năm 2022 ước đạt 4.600 tấn với tổng giá trị ước đạt trên 11 triệu USD. Riêng 5 tháng đầu năm 2023, sản lượng chè xuất khẩu Lâm Đồng ước đạt 2.200 tấn với tổng giá trị khoảng trên 5 triệu USD. Thị trường xuất khẩu chè chính bao gồm Đài Loan, Pakistan, Afghanistan.

Năm 2022, Lâm Đồng có 161 công ty chế biến chè với quy mô 39.000 tấn/năm và 65 cơ sở chế biến chè với quy mô 10 nghìn tấn/năm. Ảnh: M.H.

Năm 2022, Lâm Đồng có 161 công ty chế biến chè với quy mô 39.000 tấn/năm và 65 cơ sở chế biến chè với quy mô 10 nghìn tấn/năm. Ảnh: M.H.

Trước đó, ngày 7/6, Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng có văn bản gửi các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè xuất khẩu sang thị trường Pakistan, Afghanistan về việc phòng ngừa sử dụng hóa chất nhuộm chè.

Theo đó, hồi đầu tháng 5 vừa qua, Chính phủ Afghanistan đã thông báo trên truyền hình về lệnh cấm hoàn toàn nhập khẩu các loại chè của Việt Nam có sử dụng hóa chất nhuộm chè. Đồng thời, các doanh nghiệp nhập khẩu chè Pakistan cũng đã cảnh báo việc sử dụng hóa chất nhuộm chè đến Hiệp hội Chè Pakistan và Hải quan Pakistan. Hiện các cơ quan hữu quan của Pakistan đang nghiên cứu siết chặt các thủ tục kiểm tra chất lượng chè nhập khẩu từ Việt Nam.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.