| Hotline: 0983.970.780

Chế phẩm sinh học xử lý phế phẩm nông nghiệp

Thứ Ba 01/10/2013 , 10:13 (GMT+7)

Tại Hải Phòng, nhiều địa phương sử dụng rất thành công chế phẩm sinh học BiomixRR xử lý rơm rạ và Bioaktiv xử lý rác thải, môi trường nước… giúp cải thiện đáng kể môi trường sống.

Tại Hải Phòng, nhiều địa phương sử dụng rất thành công chế phẩm sinh học BiomixRR xử lý rơm rạ và Bioaktiv xử lý rác thải, môi trường nước… giúp cải thiện đáng kể môi trường sống và đem lại cơ hội cho người dân nông thôn phát triển kinh tế.

Chế phẩm BiomixRR là một hỗn hợp vi sinh vật xử lý rơm rạ do Công ty CP Sinh học Hà Nội SX, có tác dụng bổ sung vi sinh vật kháng bệnh cho cây trồng, các nguyên tố khoáng, vi lượng…


Chế phẩm BiomixRR xử lý rơm rạ, giúp nghề trồng nấm phát triển

Đặc biệt, chế phẩm này bổ sung các chủng giống vi sinh vật phân giải hữu cơ có khả năng phân giải triệt để rơm, rạ phế phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ vi sinh giàu dinh dưỡng phục vụ SX.

Chế phẩm BiomixRR đặc biệt phát huy hiệu quả khi được phun lên rơm rạ để ủ thành giá thể trồng nấm. Từ những đống rơm, rạ phải rất lâu mới phân hủy hết thì sau khi tưới dung dịch Biomix RR lên và ủ đống bằng nilon, có thể sử dụng được sau 25-30 ngày. Sau quá trình thu hoạch nấm liên tục khoảng 30-35 ngày, rơm rạ phế phẩm tiếp tục được chất đống, ủ thành phân bón lót cho cây trồng.

Nhiều hộ nông dân đã bón lót cho ruộng bằng “phân rơm” ủ bằng chế phẩm BiomixRR. Một số khác mang về ủ đất vườn, trồng cây cảnh. Hiệu quả khá rõ ràng, nông dân bớt được một phần chi phí mua phân hóa học, vốn độc hại, giá cả đắt đỏ. Mặt khác, loại phân bón hữu cơ giúp làm sạch đất nông nghiệp.

Theo thống kê của UBND xã Ngũ Phúc (huyện Kiến Thụy), hàng năm, toàn xã có khoảng 4.400 tấn rơm rạ sau 2 vụ thu hoạch lúa. 90% lượng rơm rạ này được bà con đốt bỏ, xả bừa bãi khắp đồng ruộng, kênh mương, đường giao thông nội đồng… gây ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên.

Bên cạnh đó, lượng rác thải sinh hoạt trong toàn xã thải ra từ 8 - 10 tấn/ngày. Việc sử dụng chế phẩm BiomixRR đã giúp xã xử lý hàng trăm tấn rơm, rạ mỗi vụ thu hoạch.

Anh Nguyễn Danh Tuấn (thôn Đoài, xã Ngũ Phúc) cho hay, bình quân mỗi tấn rơm nguyên liệu, anh chỉ phải bỏ ra 70 nghìn đồng mua chế phẩm sinh học. Khi thu hoạch, mỗi tấn rơm cho gần 2 tạ nấm, bán tại vườn được gần 8 triệu đồng, lãi ròng 6,5 - 7 triệu đồng. Đây là mô hình rất phù hợp và anh sẽ tiếp tục phát triển kinh tế theo hướng này.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.