| Hotline: 0983.970.780

Chăn nuôi Tây Ninh lột xác bằng an toàn sinh học

Thứ Tư 06/11/2024 , 14:53 (GMT+7)

Ngành chăn nuôi tại Tây Ninh đang có sự chuyển dịch rõ rệt, lột xác từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang quy mô trang trại và an toàn sinh học.

Tây Ninh có 580 trang trại chăn nuôi gia súc và 111 trang trại chăn nuôi gia cầm. Ảnh: Lê Bình.

Tây Ninh có 580 trang trại chăn nuôi gia súc và 111 trang trại chăn nuôi gia cầm. Ảnh: Lê Bình.

Hiện, chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỉ lệ cao trong ngành chăn nuôi của Tây Ninh, với khoảng 20%. Theo Sở NN-PTNT tỉnh này, loại hình chăn nuôi nhỏ lẻ của Tây Ninh vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ không đảm bảo an toàn dịch bệnh, ô nhiễm môi trường khá phổ biến.

Ngoài môi trường, các mầm bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, dịch tả lợn Châu Phi, lở mồm long móng… vẫn còn nên tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch bệnh khá cao.

Không những thế, chăn nuôi nông hộ đang đặt ra nhiều thức thức về môi trường. Nguyên nhân là người dân chưa biết cách xử lý chất thải, để nước và chất thải rắn xả thẳng ra môi trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống xung quanh. Do đó, ngành chăn nuôi được yêu cầu cần lột xác thật sự bằng cả lượng và chất. Trong đó, cần chuyển dịch sang chăn nuôi an toàn sinh học trong thời gian sớm nhất là điều bắt buộc.

Ông Trần Văn Chiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh khẳng định, ngành nông nghiệp địa phương cần tổ chức lại các khâu sản xuất nhằm phát triển đúng hướng và tạo ra cơ hội mới cho ngành, như chăn nuôi an toàn sinh học, xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh, sẽ là đòn bẩy để tỉnh đưa các sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu xa hơn.

“Tây Ninh sẽ tập trung đẩy mạnh xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ với công nghệ tiên tiến, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, hình thành nhiều chuỗi chăn nuôi, giết mổ theo hướng công nghệ cao”, ông Chiến chia sẻ.

Các trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao không chỉ giúp cho vật nuôi được khỏe mạnh mà người nuôi cũng tiết kiệm chi phí, tránh được rủi ro. Ảnh: Lê Bình.

Các trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao không chỉ giúp cho vật nuôi được khỏe mạnh mà người nuôi cũng tiết kiệm chi phí, tránh được rủi ro. Ảnh: Lê Bình.

Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có huyện Tân Châu được công nhận là vùng an toàn dịch bệnh. Theo bà Nguyễn Thị Hồng Loan, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, dự kiến đến tháng 12/2024, Tây Ninh sẽ có thêm 2 vùng an toàn dịch bệnh cấp huyện tại Tân Biên và Gò Dầu đối với bệnh cúm gia cầm và Newcastle trên gà.

“Đây là cơ sở để Tây Ninh trở thành điểm đến lý tưởng với các doanh nghiệp ngành chăn nuôi nói chung, nông nghiệp nói riêng, tìm kiếm cơ hội mới đầu tư”, bà Loan cho hay.

Ngoài ra, huyện Dương Minh Châu cũng đã đạt an toàn dịch bệnh theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới đối với bệnh cúm gia cầm và Newcastle. Huyện Bến Cầu đạt an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam đối với bệnh lở mồm long móng trên bò.

Việc đẩy mạnh xây dựng các vùng, chuỗi chăn nuôi an toàn dịch bệnh không chỉ phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh chăn nuôi mà còn đảm bảo nguồn cung sản phẩm chăn nuôi cho thị trường nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu. Tỉnh Tây Ninh xác định việc xây dựng cơ sở vùng an toàn dịch bệnh động vật là vô cùng quan trọng trong triển khai thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi.

Hệ thống tự động phân bổ thức ăn trong chăn nuôi lợn tại Tây Ninh. Ảnh: Lê Bình.

Hệ thống tự động phân bổ thức ăn trong chăn nuôi lợn tại Tây Ninh. Ảnh: Lê Bình.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Tây Ninh thường xuyên thực hiện công tác đánh giá định kỳ đúng theo quy định và thẩm định cấp mới, cấp lại cho các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh khi có yêu cầu của người chăn nuôi. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 71 cơ sở chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh, trong đó có 49 cơ sở chăn nuôi gà, 21 cơ sở chăn nuôi lợn và 1 cơ sở chăn nuôi bò.

Một trong những thành công trong việc chuyển mình mạnh mẽ trong quyết tâm thực hiện chuyển đổi là Sở NN-PTNT đã tham mưu UBND tỉnh chấp thuận các chủ trương đầu tư của doanh nghiệp chăn nuôi có tiếng về đóng quân trên địa bàn. Trong đó phải kể đến Công ty TNHH De Heus, Vinamilk, Tập đoàn Hùng Nhơn, Công ty Chăn nuôi BaF, Công ty TNHH QL Việt Nam Agroresources...

Đối với chăn nuôi nhỏ lẻ, hệ thống thú y các cấp cũng tăng cường kiểm soát dịch bệnh, giám sát và chủ động các biện pháp khoanh vùng, dập dịch khi có nguy cơ. Tỷ lệ tiêm phòng cho đàn vật nuôi của Tây Ninh trong những năm gần đây luôn duy trì ở mức tối thiểu 80%. Trong đó, lực lượng thú y cơ sở sẽ tiến hành tiêm vacxin miễn phí cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và các trang trại sẽ tự chủ động tiêm phòng cho đàn vật nuôi của mình.

Đến nay, Tây Ninh có 580 trang trại chăn nuôi gia súc (gồm 128 trang trại chăn nuôi lợn, 49 trang trại chăn nuôi trâu và 403 trang trại chăn nuôi bò) và 111 trang trại chăn nuôi gia cầm. Trong đó, hai huyện Tân Châu và Tân Biên có số lượng trang trại tập trung nhiều nhất.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Sâu cuốn lá bùng phát trên lúa hè thu ở Huế

HUẾ Thời tiết diễn biến phức tạp khiến nhiều diện tích lúa hè thu ở TP Huế bị sâu cuốn lá hoành hành.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất