| Hotline: 0983.970.780

Chăn nuôi an toàn sinh học trợ lực cho trồng trọt hữu cơ

Thứ Hai 25/12/2023 , 11:19 (GMT+7)

THÁI NGUYÊN Các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học theo hướng hữu cơ không chỉ bảo vệ tốt đàn vật nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn thúc đẩy trồng trọt hướng hữu cơ.

Sức mạnh chế phẩm sinh học

Những năm gần đây, lĩnh vực chăn nuôi của tỉnh Thái Nguyên có bước phát triển cả về lượng và chất, tạo sinh kế và nâng cao thu nhập cho nhiều bà con nông dân. Chăn nuôi quy mô trang trại phát triển nhanh, đang thay thế dần chăn nuôi nhỏ lẻ và việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, xây dựng chuỗi liên kết giá trị trong chăn nuôi đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

Các mô hình chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học ngày càng được nhân rộng tại Thái Nguyên, vừa giúp vật nuôi phát triển tốt, vừa tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trồng trọt theo hướng hữu cơ. Ảnh: Phạm Hiếu.

Các mô hình chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học ngày càng được nhân rộng tại Thái Nguyên, vừa giúp vật nuôi phát triển tốt, vừa tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trồng trọt theo hướng hữu cơ. Ảnh: Phạm Hiếu.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành chăn nuôi của Thái Nguyên cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành chức năng đã khuyến khích bà con sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi, từng bước hình thành những mô hình chăn nuôi theo hướng hữu cơ, tuần hoàn, sinh thái.

Tiêu biểu thời gian qua, việc sử dụng chế phẩm sinh học trong ngâm ủ thức ăn xanh, thức ăn thô cho đàn lợn tại HTX Chăn nuôi Xanh (phường Lương Sơn, TP Sông Công, Thái Nguyên) đã giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Theo ông Nguyễn Văn Ngữ, Giám đốc HTX Chăn nuôi Xanh, đối với các hộ chăn nuôi gà, bà con cũng đã sử dụng chế phẩm sinh học kết hợp với trấu làm đệm lót chuồng trại. Theo đó, chế phẩm sinh học giúp khử mùi và phân hủy nhanh các chất hữu cơ trong chất thải chăn nuôi. Sau khi xuất chuồng, phân gà tơi xốp được nhiều hộ nông dân đặt mua để phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng VietGAP, hữu cơ.

“Việc bà con sử dụng chế phẩm sinh học xử lý môi trường chăn nuôi đã giảm được mùi hôi chuồng trại, tiết kiệm nước và công lao động, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững”, ông Nguyễn Văn Ngữ phân tích.

Việc sử dụng chế phẩm sinh học đã giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi, giảm ô nhiễm môi trường. Ảnh: Phạm Hiếu.

Việc sử dụng chế phẩm sinh học đã giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi, giảm ô nhiễm môi trường. Ảnh: Phạm Hiếu.

Với lợi ích thiết thực của việc sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi, thời gian tới, ngành chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục khuyến khích bà con áp dụng công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi gắn với sản xuất phân bón hữu cơ, góp phần tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, tạo ra sản phẩm chăn nuôi an toàn, thân thiện với môi trường, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi.

Cùng với đó, các hộ chăn nuôi cũng cần chủ động trong việc đầu tư hệ thống chuồng trại hiện đại phù hợp với từng loại vật nuôi và loại hình chăn nuôi, đáp ứng yêu cầu sinh trưởng, phát triển vật nuôi và bảo vệ môi trường.

Tạo "tuyến phòng thủ" trước dịch bệnh

HTX Chăn nuôi Xanh có 35 thành viên chăn nuôi lợn, gà thương phẩm theo hướng an toàn sinh học, cho doanh thu mỗi năm trên 40 tỷ đồng. Theo kinh nghiệm chăn nuôi của người dân, yếu tố khí hậu, thời tiết có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức đề kháng và khả năng phát triển của đàn vật nuôi. Thời tiết bất lợi có thể tạo điều kiện cho nhiều loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm có nguy cơ bùng phát.

Theo đó, để đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi, hiện các trang trại đều sử dụng quạt đẩy hơi nóng ra ngoài suốt 24h, tắm mát từ 1 đến 2 lần/ngày, cho ăn vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, thức ăn đầy đủ dưỡng chất nhằm tăng miễn dịch cho vật nuôi.

Theo ông Nguyễn Văn Ngữ, Giám đốc HTX Chăn nuôi Xanh, hiện toàn bộ trang trại của thành viên HTX đều thực hiện chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Với phương pháp này, các khâu chăn nuôi đều phải khép kín, từ vệ sinh môi trường, tiêm vacxin đầy đủ, tạo miễn dịch cho vật nuôi, kiểm soát nghiêm ngặt người ra vào… Đặc biệt, HTX "nói không" với chất cấm trong chăn nuôi.

Các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, VietGAP, theo hướng hữu cơ đã giúp người chăn nuôi tiết kiệm chi phí, bảo vệ sức khoẻ vật nuôi, đặc biệt góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ảnh: Phạm Hiếu.

Các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, VietGAP, theo hướng hữu cơ đã giúp người chăn nuôi tiết kiệm chi phí, bảo vệ sức khoẻ vật nuôi, đặc biệt góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo ông Đỗ Đình Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản tỉnh Thái Nguyên, hiện nay các trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh bắt buộc phải tuân thủ quy chuẩn về điều kiện chăn nuôi, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với trang trại quy mô lớn.

“Ngành chức năng đã thực hiện nghiêm quản lý chất lượng con giống, điều kiện sản xuất con giống, hỗ trợ xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh tại các cơ sở sản xuất giống gia súc, gia cầm. Quản lý an toàn dịch bệnh trong vận chuyển, giết mổ, buôn bán động vật. Bên cạnh đó, xây dựng và nhân rộng các mô hình chăn nuôi theo hướng hữu cơ, kết hợp với xử lý chất thải trong chăn nuôi phục vụ cho sản xuất trồng trọt theo hướng nông nghiệp tuần hoàn”, ông Đỗ Đình Trung thông tin.

Hiện nay, các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, VietGAP, theo hướng hữu cơ tại tỉnh Thái Nguyên đang được nhân rộng, mang lại nhiều lợi ích cho người chăn nuôi, tiết kiệm chi phí, bảo vệ sức khoẻ người chăn nuôi cũng như người tiêu dùng, đặc biệt là góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải chăn nuôi thành phân bón hữu cơ nhằm thúc đẩy sản xuất trồng trọt phát triển theo hướng hữu cơ, bền vững.

Xem thêm
Sắp xếp hệ thống ngành dọc nông nghiệp: Hệ thống thú y quy về một mối

BÌNH ĐỊNH Sau sáp nhập, tỉnh Gia Lai (mới) sẽ thành lập 12 trạm chăn nuôi - thú y khu vực. Hệ thống ngành dọc hoạt động xuyên suốt sẽ tăng năng lực phòng chống dịch bệnh.

Quảng Trị: Một xã mất trắng hơn 360 hecta lúa hè thu

Trong số hơn 435 hecta lúa hè thu của Quảng Trị bị mất trắng do mưa lũ bất thường đầu vụ thì xã Trường Ninh chiếm 360 hecta.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

'Cánh đồng công nghệ' - lời giải cho bài toán tăng trưởng xanh

HẢI PHÒNG Mô hình trồng lúa công nghệ cao được triển khai tại Hải Phòng là phép thử cho tư duy sản xuất mới, hướng tới nền nông nghiệp giảm phát thải, hiệu quả và bền vững.

Kiểm ngư Vùng 5: Không có vùng xám trong chống khai thác IUU

Lực lượng Kiểm ngư Vùng 5 quyết liệt tuần tra, xử lý vi phạm trên biển, khẳng định không có ngoại lệ, không có vùng xám trong chống khai thác IUU.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Bình luận mới nhất