| Hotline: 0983.970.780

Chăm sóc sầu riêng ở Tây Nguyên

Thứ Sáu 27/03/2020 , 09:03 (GMT+7)

Sầu riêng là loại cây ăn trái có giá trị cao, là đặc sản của vùng ĐBSCL, gần đây được trồng xen canh ở Tây Nguyên rất phù hợp, đem lại lợi nhuận cao.

Phân bón Đầu Trâu cho cây ăn trái của Bình Điền. Ảnh: Ngọc Vân.

Phân bón Đầu Trâu cho cây ăn trái của Bình Điền. Ảnh: Ngọc Vân.

Chỉ tính riêng năm 2019, trong khi giá cà phê chạm đáy, thì nhiều hộ gia đình tại Huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk đã thu về hơn 500 triệu tiền bán trái của 80 gốc sầu riêng trong vườn nhà. Hiệu quả kinh tế cao khiến nhà vườn Tây Nguyên ngày càng quan tâm đến cây sầu riêng. Việc chăm sóc, bón phân, tìm hiểu đặc điểm sinh lí, phát triển của cây để có giải pháp chăm sóc hợp lí, hiệu quả, vì vậy, cũng được các nhà vườn nơi đây đặc biệt chú ý.

Hiện nay, phần lớn bà con Tây Nguyên chọn cách trồng sầu riêng xen trong vườn cà phê. Vì vậy, cách chăm sóc cây sầu riêng nơi đây cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi chế độ chăm sóc cà phê của nhà vườn.

Và nếu như cây sầu riêng ở ĐBSCL được lên liếp, đào rãnh thoát nước, cải tạo bộ rễ thì tại Tây Nguyên, hầu hết nhà vườn khi trồng lại ít quan tâm cách làm này. Bà con trồng bằng cách đào hố vì cho rằng đất đã bằng phẳng, triền dốc, tầng đất dày, nước ngầm sâu sẽ không ảnh hưởng cây sầu riêng sinh trưởng.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, việc đào hố quá sâu sẽ khiến cây sầu riêng dễ bị úng ngập trong mùa mưa. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cây có tỉ lệ chết cao. Đồng thời, việc người nông dân trồng lại cây sầu riêng trên hố trồng cà phê cũ khi chưa xử lí tuyến trùng triệt để sẽ khiến cây sầu riêng bị nhiễm tuyến trùng.

Về phân bón, cây sầu riêng không đối khán với cây cà phê. Nhưng nhà vườn cũng nên tránh việc áp dụng chế độ bón phân cà phê để bón cho cây sầu riêng. Vì điều này sẽ ảnh hưởng khiến cây sầu riêng không đạt hiệu quả năng suất, chất lượng tối đa. Các nhà khoa học khuyến cáo, một cây sầu riêng, năng suất 200-250kg/cây thì nên áp dụng qui trình bón như sau: - Phân chuồng cần bón 100kg/cây sau thu hoạch. Nếu không có phân chuồng, bà con có thể sử dụng phân bón hữu cơ sinh học hoặc vi sinh thay thế. Khi đó, lượng bón sẽ là 5-10kg/gốc/lần. Riêng phân khoáng thì tổng lượng phân khoáng cần bón cho cây là 10-12 kg/năm. Cụ thể,

- Sau thu hoạch: bón Đầu Trâu AT1, lượng bón từ 1,5 – 3 kg/cây/lần (bón 1 – 2 lần).

- Trước ra hoa 1 – 2 tháng: bón Đầu Trâu AT2, lượng bón 1,5 – 3 kg/cây/lần (bón 1 – 2 lần).

- Sau đậu trái: bón Đầu Trâu AT3 lượng bón 1,5 – 3 kg/cây/lần (bón 1 lần khi vừa đậu trái).

- Nuôi trái: bón Đầu Trâu nuôi trái lượng bón 1 – 2 kg/cây  (Bón 2 – 3lần). Đầu Trâu nuôi trái là phân bón được sản xuất dạng 1 hạt, có thành phần Đạm, Lân, Kali theo tỉ lệ 2:1:3. Kali trong sản phẩm được sử dụng dạng Kali Sulfat rất phù hợp cho sầu riêng, giúp hạn chế sượng múi, làm tăng mùi hương, mùi thơm cho sầu riêng, từ đó, giúp gia tăng giá trị nông sản. Vì vậy cần chú ý bón sớm sau lần bón của Đầu Trâu AT3.

Đặc biệt, ở giai đoạn đầu vụ, thời điểm tháng 1, tháng 2 là lúc cây sầu riêng đang ra hoa, xả nhụy thì việc quản lí nước tưới và dinh dưỡng là cực kì quan trọng. Để tránh hiện tượng rụng bông, rụng trái non, bà con cần tưới xòe đều xung quanh tán cây. Lượng nước tưới khoảng 200 lit/gốc, khoảng 7 ngày tưới 1 lần. Khi hoa gần nở thì giảm chu kì tưới, và lượng nước tưới. Giai đoạn này không nên bón phân.

Tuy nhiên, với những vườn suy kiệt, có biểu hiện không ra đủ 2 cơi lá khi đã bón phân sau thu hoạch, thì trong đợt tưới nước lần 1 của mùa khô, bà con vẫn có thể bón phân. Và nên dùng phân có hàm lượng Đạm, Lân, Kali cân bằng như NPK 16-16-13+TE, bón khoảng 1kg/gốc. Mục đích của việc bón phân này là để cây ra thêm 1 cơi lá nữa.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Chứng nhận MarinTrust: Cánh cửa giúp bột cá Việt vượt rào cản IUU

TP.HCM Sáng 24/7, Chi hội Bột cá, dầu cá Bà Rịa - Vũng Tàu và Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam tổ chức tập huấn chứng nhận MarinTrust và thực hành IUU.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Bình luận mới nhất