| Hotline: 0983.970.780

Cây trồng cứu cánh của đồng bào dân tộc tỉnh Cao Bằng

Thứ Hai 28/09/2020 , 10:35 (GMT+7)

Nghề trồng dong làm miến góp phần giúp nông dân các huyện: Hòa An, Hòa Quảng, Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng có thu nhập ổn định hơn so với trồng cây màu khác.

Cây dong riềng bản địa được trồng phân tán từ rất lâu đời tại các xã: Thành Công, Phan Thanh, Ca Thành, Vũ Nông, Yên Lạc và thị trấn Tĩnh Túc. Với diện tích khoảng 200 ha, sản lượng củ dong riềng mỗi năm đạt gần 10.000 tấn. Những năm gần đây, nghề làm miến còn lan tỏa sang nhiều huyện như Hòa An, Hà Quảng... giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo từ trồng dong riềng.

Cây dong riềng rất phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tỉnh Cao Bằng.

Cây dong riềng rất phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tỉnh Cao Bằng.

Ông Nông Văn Dù chuyên trồng dong riềng, làm miến lâu năm tại xóm Phja Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình chia sẻ: Nhiều năm nay, gia đình đã chuyển đổi hầu hết diện tích đất canh tác cây rau màu hàng năm mà không hiệu quả, để trồng cây dong riềng lấy bột làm miến dong. Mỗi năm sản xuất ra vài tấn miến dong, trừ chi phí cho thu lãi hơn 100 triệu đồng.

Xã viên HTX Nông sản Tân Việt Á - Cao Bằng đóng gói miến dong.

Xã viên HTX Nông sản Tân Việt Á - Cao Bằng đóng gói miến dong.

Ông Nông Quốc Hùng, Chủ tịch UBND huyện Nguyên Bình cho biết: Miến dong Nguyên Bình là sản phẩm đặc sản nổi tiếng ở Cao Bằng được công nhận nhãn hiệu tập thể năm 2017, với 2 địa chỉ có tiếng nhất là miến Phja Đén, xã Thành Công và miến Mỏ, thị trấn Tĩnh Túc.

Nghề trồng dong làm miến không còn gói gọn trong huyện Nguyên Bình, mà khắp các xóm của xã Nguyễn Huệ, huyện Hòa An đều có thu nhập khá từ nghề này. Ông Hoàng Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Huệ thông tin: Xã trồng gần 60 ha dong riềng, sản lượng khoảng 2.000 tấn củ, tập trung nhiều ở các xóm Án Lại, Canh Biện… Cả xã có hơn 200 hộ làm nghề sản xuất miến dong, mỗi hộ thu lãi vài chục triệu đồng/năm, nhiều hộ lãi từ 100 - 200 triệu đồng/năm.

Miến dong Phja Đén, huyện Nguyên Bình vẫn được khách hàng ưa chuộng nhất.

Miến dong Phja Đén, huyện Nguyên Bình vẫn được khách hàng ưa chuộng nhất.

Dong riềng là một trong những cây trồng thế mạnh của tỉnh Cao Bằng, tập trung nhiều ở các huyện: Nguyên Bình, Hòa An, Hà Quảng… với diện tích tập trung khoảng 500 ha và hàng nghìn hộ dân trồng dong riềng nhỏ lẻ nơi nương rẫy, soi bãi.

Ông Bế Xuân Tiến, Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Cao Bằng khẳng định: Miến dong Cao Bằng là một trong những sản phẩm đặc sản lâu đời, được sản xuất từ bột cây dong trồng tại tỉnh, nơi có thổ nhưỡng phù hợp, nên chất lượng bột tốt, thơm ngon, cùng với quy trình sản xuất đảm bảo, đặc biệt là không sử dụng chất bảo quản, được rất nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.