| Hotline: 0983.970.780

Cây nứa ra quả, hiện tượng hiếm hoi

Thứ Bảy 12/03/2016 , 09:31 (GMT+7)

Các nhà khoa học cho rằng, tre, nứa ra hoa, quả là việc bình thường nhưng chu kỳ thường lâu và không có chuyện liên quan đến hạn hán, đói kém.

Mới đây một số hình ảnh được cho là cây tre (nhưng thực chất là cây nứa - PV) ra quả đã được đăng tải trên facebook Linh Nguyen cùng lời chia sẻ: “Tre nhà mình có trái nè, nghe nói trăm năm tre mới ra trái một lần mà khi có trái là hạn hán đói kém xảy ra”.

Ngay sau đó, các hình ảnh này đã được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội cùng với nhiều lời bình cho rằng đây là sự việc "rất lạ lùng", "đầy bất ngờ".

"Trước giờ mới nhìn thấy có hoa tre chứ chưa nhìn thấy quả như thế này bao giờ, thật là quá lạ lùng", thành viên Tran Ha viết.

Cùng với đó, thành viên Hoa Mai cũng cho hay, đây không phải là cây tre mà là cây nứa nhưng đã nhìn thấy hoa tre, hoa trúc, nứa nhưng quả thì đây là lần đầu tiên mới được thấy.

"Lạ quá thôi, nhưng đây là cây nứa chứ không phải cây tre vì mình ở miền núi nên mình biết rõ cây này", thành viên Hoa Mai bày tỏ.

Ảnh: FB Linh Nguyen.

Nhiều thành viên cũng tỏ ra hoang mang, trước thông tin của người đưa những hình ảnh này lên khi cho rằng, có thể có hạn hán, đói kém xảy ra khi cây này ra quả.

Trước thông tin này, trao đổi với chúng tôi, GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng, tre hay nứa đều là cây thực vật và việc ra hoa, quả là chuyện bình thường không có gì đặc biệt.

GS Lân Dũng cũng bác bỏ việc cho rằng, tre hay nứa ra quả có thể liên quan đến hạn hán, đói kém.

Còn PGS.TS Nguyễn Văn Sinh, Phó trưởng phòng sinh thái thực vật, Viện sinh thái và tài nguyên môi trường cũng cho rằng, tre hay nứa ra hoa, quả là điều bình thường.

Tuy nhiên, không giống với các cây thực vật khác, tre hay nứa thường có chu kỳ ra quả rất lâu nhưng không đến trăm năm và thường trong một quần thể hẹp.

"Trước đây, chúng tôi cũng đã gặp trường hợp tre, nứa ra quả nhưng chu kỳ ra quả rất lâu và thường việc ra quả chỉ diễn ra trong một quần thể hẹp, đồng thời, nó báo hiệu cho những cây này đã già, sắp chết", PGS Sinh nói.

Cũng theo PGS.TS Sinh, ông chưa bao giờ nghe đến việc có sự liên quan giữa tre, nứa ra quả với hạn hán, đói kém có thể xảy ra.

"Đó là những thông tin không chính xác, chỉ là truyền miệng nên mọi người không nên tin vào đó. Còn tôi khẳng định, việc ra hoa, quả của tre, nứa dù không nhiều nhưng là bình thường", PGS Sinh khẳng định.

 

(Trí Thức Trẻ)

Xem thêm
Người chăn gà du mục và ước mơ thay đổi hình ảnh nông dân Việt

Sáng đó sương dâng ngập trời Tân Sơn, tôi lên núi chăn gà du mục để nghe Đức kể về ước mơ thay đổi hình ảnh 'cổ cày, vai bừa' của nông dân Việt.

Dịch tả heo Châu Phi tái bùng phát tại Gia Lai

GIA LAI Qua nhiều năm dịch tả heo Châu Phi được khống chế nhờ giải pháp phòng chống dịch của ngành chức năng, nay dịch bệnh này tái xuất hiện tại phường An Nhơn Đông.

Khẩn trương phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng

Tại các địa phương từ Nghệ An đến TP Huế, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng đang gia tăng do thời tiết thuận lợi cho sinh vật hại phát triển.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nâng tầm nông sản từ những mô hình trang trại bền vững

Hưng Yên đẩy mạnh mời gọi các nhà đầu tư phát triển trang trại theo hướng hữu cơ, liên kết sản xuất - tiêu thụ, tạo nền tảng vững chắc để nâng tầm giá trị nông sản.

Biến vùng đất sâu, trũng thành 'vựa' cá Koi tiền tỷ

HẢI PHÒNG Từ bỏ lối canh tác truyền thống, anh Vũ Văn Quân táo bạo chuyển đổi sang nuôi cá Koi Nhật Bản kết hợp kinh tế tuần hoàn, tạo ra giá trị bất ngờ.

Vườn Quốc gia Vũ Quang - tương lai du lịch xanh

HÀ TĨNH Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn Quốc gia Vũ Quang, giai đoạn 2025 - 2030.

Bình luận mới nhất