| Hotline: 0983.970.780

Cây khóm chinh phục đất phèn

Thứ Năm 25/09/2014 , 10:11 (GMT+7)

Sau 20 năm tập trung khai hoang 33.321 ha, nông dân huyện Tân Phước (Tiền Giang) đã khoác cho vùng đất này một bộ áo mới. 

Đồng đất nơi đây vốn nhiễm phèn nặng đã trở nên màu mỡ, trù phú...

Ông Bùi Công Thành, ấp Tân Phong, xã Tân Lập II (Tân Phước) chia sẻ: "Vùng khóm Tân Phước phát triển như hôm nay là nhờ Nhà nước đầu tư kịp thời hệ thống thủy lợi. Năm 1989 tôi về nhận khoán 7.500 m2 đất rừng khai hoang trồng khóm, bình bát, mãng cầu, khoai mỡ nhưng không hiệu quả do đất nhiễm phèn nặng.

Tôi cùng nhiều bà con trong ấp góp tiền làm đê bao ngăn lũ, tháo úng, xả phèn  để trồng khóm chuyên canh. Mùa lũ lớn năm 2000, 120 ha khóm chuyên canh không bị ngập. Khi đó lãnh đạo tỉnh, huyện thấy được tầm quan trọng của ô bao chống lũ nên đã lập nhiều dự án đầu tư thủy lợi".

Sau hơn 20 năm SX, đến nay ông Thành đã có trong tay 6 ha đất trồng khóm chuyên canh. Chu kỳ phát triển của cây khóm từ khi trồng đến thu hoạch là 18 tháng. Tổng vốn đầu tư 1 ha khóm khoảng 75 - 80 triệu đồng. Khóm cho thu hoạch 3 vụ/năm và thu liên tục 4 - 5 năm mới cải tạo trồng mới. Năng suất khóm đạt từ mức 20 - 25 tấn/năm. Với giá khóm thương phẩm ổn định 4.000 - 5.000 đồng/kg, nông dân nhanh chóng làm giàu...

Ông Trần Việt Đông, ấp Mỹ Đức, xã Mỹ Phước canh tác 1 ha khóm khẳng định: "Đây là cây trồng chủ lực, giúp nông dân có cơm ngon áo đẹp. Để khóm bám rễ lâu dài thì việc đầu tư thau chua rửa phèn, làm ô đê bao ngăn lũ là luôn cần thiết".

Ông Võ Văn Xê, nguyên Chủ tịch UBND huyện Tân Phước nói, từ khi dự án ngọt hóa Gò Công triển khai, hàng loạt các kinh rạch được nạo vét thì vùng đất phèn Tân Phước đã được đánh thức. Trong 20 năm qua nơi đây đã mở được hơn 40 kinh mới để xả phèn, hình thành 140 ô bao, với 750 km tuyến đê bao vững chắc, bảo vệ SX của bà con khu lũ về. Cây khóm bám được đất Tân Phước đã  nông dân làm giàu với thu nhập trên 100 triệu đồng/ha.

Còn ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Phước chia sẻ, từ 6.570 ha khóm (năm 2004), sau 20 năm đã tăng lên 15.500 ha, sản lượng hằng năm đạt 261.900 tấn khóm thương phẩm phục vụ cho xuất khẩu. Đất lúa 1 vụ bấp bênh đã được cải tạo SX 3 vụ ăn chắc, đời sống của người dân đã tăng gấp 10 lần so với ngày đầu thành lập huyện.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Báo động nguy cơ dịch bệnh do người dân vứt xác lợn ra môi trường

QUẢNG TRỊ Nhiều người dân tại các địa phương phía bắc tỉnh Quảng Trị vứt xác lợn chết vì dịch bệnh ra đồng.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Thiết bị VMS trục trặc, ngư dân lại than trời

Vĩnh Long Trong số 1.818 lượt tàu cá bị mất kết nối VMS của Vĩnh Long, có 378 lượt bị nhắc nhở, số còn lại không có dấu hiệu vi phạm hoặc do gặp sự cố như chìm tàu, cháy nổ.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất