| Hotline: 0983.970.780

Cây chè ổn định đời sống bà con vùng cao

Thứ Năm 03/08/2023 , 08:13 (GMT+7)

LÀO CAI Chè là cây trồng chủ lực có giá trị, cho thu hoạch thường xuyên, góp phần đảm bảo cuộc sống cho người dân ở huyện Bảo Thắng (Lào Cai).

Ông Đỗ Thanh Long ở thôn Phú An 1, xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) có hơn 3ha chè Lai 2 (LDH2), là một trong số ít hộ có diện tích trồng chè lớn nhất thôn. Cách đây 3 năm, ông nhận thầu toàn bộ diện tích chè này của một số hộ dân khác. Sau đó, ông mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng, chăm sóc chế biến chè.

Đến nay, sản phẩm chè của gia đình ông có chất lượng cao. Năm nay, gia đình ông ước tính thu khoảng 70 tấn chè, với giá bán bán 6.000 đồng/kg chè búp tươi, ông thu về khoảng 420 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí nhân công, phân bón…, gia đình ông để ra được 300 triệu đồng.

Cây chè làm đổi thay bộ mặt nông thôn và đời sống người dân Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng, Lào Cai). Ảnh: T.N.

Cây chè làm đổi thay bộ mặt nông thôn và đời sống người dân Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng, Lào Cai). Ảnh: T.N.

Ông Trần Quang Chương, Chủ tịch UBND xã Phú Nhuận cho biết, hiện toàn xã có 177ha chè, chủ yếu là chè kinh doanh, gồm các giống chè Lai 1, Lai 2 và Bát Tiên được chăm sóc theo các quy định nghiêm ngặt về sản xuất chè an toàn. Từ nhiều năm nay, cây chè đã trở thành cây trồng chủ lực giúp nhiều hộ dân trên địa bàn xã thoát nghèo, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Chè trên địa bàn xã ước đạt năng suất 4 - 5 tấn/ha, mỗi năm toàn xã đạt sản lượng khoảng 900 tấn chè búp tươi, trị giá trên 5 tỷ đồng. Cây chè thực sự đã đóng vai trò lớn trong việc tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hình thành vùng nguyên liệu bền vững…

Tại thị trấn Phong Hải (huyện Bảo Thắng), ông Cư Seo Mười ở thôn Ải Nam là người Mông đầu tiên ở đây đưa cây chè về trồng. Hiện gia đình ông có khoảng 1,3ha chè Bát Tiên, đều đặn mỗi tháng thu hái được khoảng 6 tạ. Với giá bán hiện khoảng 10 nghìn đồng/kg, mỗi tháng gia đình ông có khoảng 6 triệu đồng từ việc bán chè tươi.

Ông Cư Seo Mười cho biết, hằng năm, gia đình có nguồn thu từ chè khoảng 36 triệu đồng. Trong khi cây chè không cần đầu tư quá lớn, mỗi năm làm cỏ 2 lần và bón phân. Thôn Ải Nam cao hơn 1.000m so với mực nước biển nên chè ở đây thơm ngon và có giá bán cao hơn những nơi khác. 

Ông Đỗ Hông Quân, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Bảo Thắng cho biết, thời gian qua, huyện tiếp tục quan tâm thực hiện chương trình thâm canh, phát triển vùng chè chất lượng cao gắn với chế biến và xây dựng thương hiệu chè Bảo Thắng. 

Cây chè mang lại đời sống ấm no hơn cho bà con vùng núi huyện Bảo Thắng (Lào Cai). Ảnh: T.N.

Cây chè mang lại đời sống ấm no hơn cho bà con vùng núi huyện Bảo Thắng (Lào Cai). Ảnh: T.N.

Cùng với tập trung nâng cao chất lượng chè, huyện sẽ tổ chức thực hiện việc trồng mới, trồng thay thế diện tích chè già cỗi bằng các giống tiến bộ kỹ thuật có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. 

Qua đó, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung tại các địa phương, thúc đẩy liên kết sản xuất gắn với các doanh nghiệp, cơ sở chế biến trên địa bàn, hỗ trợ các đơn vị chế biến xây dựng vùng nguyên liệu. Qua đó, cả người trồng chè lẫn đơn vị sản xuất ổn định được đầu ra với chất lượng chè được đảm bảo. 

Cơ quan chuyên môn huyện Bảo Thắng cũng sẽ chú trọng hướng dẫn người trồng chè áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đầu tư thâm canh tăng năng suất, sản lượng chè búp tươi. Trong đó, chú trọng công tác quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Toàn huyện Bảo Thắng hiện có 509ha chè, chủ yếu gồm các giống Bát Tiên, Phúc Văn Tiên, Ô Long... Sản lượng chè búp tươi 6 tháng đầu năm 2023 đạt khoảng 1.800 tấn. Thị trường tiêu thụ trong tỉnh và các nước Trung Đông. Giá chè búp tươi chất lượng cao áp dụng cho khu vực thôn Ải Nam (thị trấn Phong Hải) loại 1 là 12.000 đồng/kg; loại 2 là 10.000 đồng/kg; các khu vực khác từ 5.500 - 6.500 đồng/kg. 

Xem thêm
Chăn nuôi Thái Nguyên nổi bật nhờ công nghệ: [Bài 2] Xây dựng chuỗi liên kết sâu

THÁI NGUYÊN Chăn nuôi theo chuỗi liên kết sâu không chỉ quản lý chặt chẽ con giống, dịch bệnh đến khi xuất chuồng mà còn giúp người dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại.

Hà Nội tạm giữ 800kg trứng gà non, tràng gà không rõ nguồn gốc

Lực lượng chức năng phát hiện 800kg trứng gà non, tràng gà đông lạnh không rõ nguồn gốc tại quận Hoàng Mai, Hà Nội, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Giám sát chặt chẽ tàu cá để chống khai thác IUU

Huế TP Huế đang thực hiện nghiêm các quy định về đánh bắt, khai thác hải sản trên biển, đặc biệt là giám sát chặt chẽ các tàu cá.

Cứu hộ cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi

HẢI PHÒNG Vừa qua, Tổ chức Động vật Châu Á và Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm Hải Phòng cứu hộ thành công một cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi do người dân nuôi.