| Hotline: 0983.970.780

Cao điểm phòng trừ sâu bệnh trên lúa xuân tại Lào Cai

Thứ Ba 14/05/2024 , 16:57 (GMT+7)

Tại Lào Cai, giữa tháng 5 - đầu tháng 6 là thời kỳ cao điểm của sâu bệnh gây hại trên lúa hai vụ ở vùng thấp.

Tại Lào Cai, giữa tháng 5 - đầu tháng 6 là thời kỳ cao điểm của sâu bệnh gây hại trên lúa hai vụ ở vùng thấp; trên lúa vùng cao, rầy trưởng thành cũng sẽ di trú và gây hại trên mạ trà sớm, mật độ rầy sẽ gia tăng, gây hại nặng trên mạ và lúa mới cấy. Ngành nông nghiệp Lào Cai đang tập trung các giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra.

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Yên (Lào Cai) phối hợp với khuyến nông viên các xã, thị trấn kiểm tra, hướng dẫn nông dân phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng.

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Yên (Lào Cai) phối hợp với khuyến nông viên các xã, thị trấn kiểm tra, hướng dẫn nông dân phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng.

Hiện nay, lúa xuân vùng thấp tại Lào Cai đang giai đoạn hình thành và quyết định năng suất; trà sớm đang giai đoạn ngậm sữa, chắc xanh, một số diện tích đã cho thu hoạch (xã Bản Qua, huyện Bát Xát); trà chính vụ và muộn đang trong giai đoạn đứng cái - làm đòng ‑ trỗ bông. Trên vùng cao, bà con đang tập trung gieo và chăm sóc mạ chuẩn bị cấy ở các diện tích ruộng lúa một vụ.

Để bảo vệ an toàn cho sản xuất lúa của tỉnh, Sở NN-PTNT Lào Cai vừa có văn bản đề nghị phòng NN-PTNT, trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương, chủ động chỉ đạo cán bộ kỹ thuật phối hợp với cán bộ cơ sở bám sát đồng ruộng, điều tra, phát hiện, khoang vùng và chỉ đạo phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu, bệnh gây hại trên cây lúa, trong đó chú trọng phòng ngừa bệnh đạo ôn trên các giống lúa nhiễm và rầy nâu, rầy lưng trắng trên các trà lúa, cụ thể:

Đối với lúa xuân:

Phòng ngừa bệnh đạo ôn: Khoanh vùng các diện tích đã nhiễm đạo ôn trên lá và trên cổ lá đòng, các diện tích cấy giống mẫn cảm với bệnh (BC 15, Bắc thơm, Hương thơm, nếp, Séng cù, Thiên ưu 8, TBR225...), khuyến cáo nhân dân sử dụng các loại thuốc đặc trị để phòng ngừa bệnh đạo ôn gây hại cổ bông như: Filia 525 SE. Hibim 31 WP, Fuji-one 40EC, Difusan 40 EC, Trizol 75WG hoặc 75WP... vào 2 thời điểm: Phun lần 1 khi lúa bắt đầu trỗ thấp tho khoảng 5% bông; phun nhắc lại lần 2 khi lúa bắt đầu ngậm sữa (sau lần 1 từ 7 - 10 ngày).

Rầy lưng trắng gây hại nặng khiến lúa bị cháy chòm tại huyện Bảo Yên.

Rầy lưng trắng gây hại nặng khiến lúa bị cháy chòm tại huyện Bảo Yên.

Phòng trị rầy nâu, rầy lưng trắng:

Trên trà lúa đang đứng cái - làm đòng: Sử dụng các loại thuốc nội hấp, lưu dẫn như: Sutin 5EC; Applaud 25 SC; Actara 25WG, Pexena® 106SC, 20WG, Vithoxam 350SC…

Trên các trà lúa đã trỗ bông - chắc xanh: Sử dụng các loại thuốc xông hơi, tiếp xúc như: Bassa 50EC, Nibas 50 EC, Thipro 550EC, Chess 50WG... Khi phun thuốc nhất thiết phải rẽ hàng và phun kỹ cho thuốc tiếp xúc được với phần thân, bẹ lá lúa. Đối với các điểm cục bộ có ổ rầy hại với mật độ cao cần tăng lượng nước thuốc phun lên gấp 1,5 - 2 lần so với khuyến cáo trên bao bì để đảm bảo thuốc đủ thấm toàn bộ các dảnh lúa (phun 2 bình 16 lít/sào).

Đối với các đối tượng sâu bệnh khác: Hướng dẫn nhân dân sử dụng thuốc đặc trị để phòng trừ trên những diện tích nhiễm đến ngưỡng.

Trên lúa một vụ vùng cao:

Hướng dẫn bà con nhận biết phòng trừ hiệu quả bệnh đạo ôn, rầy, bảo vệ an toàn các diện tích mạ. Ưu tiên sử dụng các chế phẩm xử lý hạt giống trước khi gieo như Cruiser Plus 312.5 FS, Gaucho 600 FS.

Trên các diện tích mạ đến tuổi nhổ cấy: Tổ chức phun thuốc phòng trừ rầy + bệnh đạo ôn đồng loạt tiễn chân mạ trước khi nhổ cấy 3 - 5 ngày để bảo vệ mạ và hạn chế nguồn sâu, bệnh ra ruộng sản xuất.

Đối với các diện tích lúa đã cấy: Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình sinh trưởng và sâu bệnh hại, áp dụng các biện pháp phòng, trừ kịp thời.

Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền cho nông dân về tác hại và biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông và rầy hại lúa thông qua các kênh phát thanh, truyền hình, tập huấn...

Tăng cường kiểm tra, nhắc nhở các hộ kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn cung ứng đúng chủng loại thuốc đặc trị rầy và bệnh đạo ôn, nghiêm cấm việc bán kèm thuốc trừ bệnh với phân bón lá.

Xem thêm
Xây dựng thương hiệu yến Việt: [Bài 3] Chinh phục thị trường tỷ dân

Là quốc gia tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang dần trở thành thị trường 'vàng' cho sản phẩm yến sào Việt Nam.

Tuyên truyền rộng rãi ‘5 không’ phòng bệnh dại trên chó mèo

VĨNH LONG Tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người nuôi, đồng thời hướng đến xây dựng vùng an toàn bệnh dại trên chó, mèo.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Quảng Ninh ban hành Chỉ thị mới về bảo vệ rừng

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.