| Hotline: 0983.970.780

Cao Bằng: Xây dựng thương hiệu nếp hương Bảo Lạc

Thứ Sáu 24/07/2020 , 08:42 (GMT+7)

Với việc được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể, sản phẩm "Nếp hương Bảo Lạc", tỉnh Cao Bằng sẽ có điều kiện đưa thương hiệu gạo vươn xa.

Mô hình lúa nếp hương tại xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc. Ảnh: Kông Hải.

Mô hình lúa nếp hương tại xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc. Ảnh: Kông Hải.

Gạo nếp ở Cao Bằng có đến hàng chục loại thơm ngon, nhưng để được xếp vào đặc sản thì không thể không nhắc đến nếp hương Bảo Lạc.

Nếp hương Bảo Lạc hiện có diện tích khoảng 80 ha, chủ yếu tập trung trồng ở các xã Xuân Trường, Khánh Xuân, Phan Thanh vì điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp.

Với năng suất bình quân từ 4,5 - 5 tấn thóc, mỗi ha nếp hương hiện cho thu nhập trên 100 triệu đồng. Đặc biệt, người dân nơi đây chỉ trồng lúa nếp theo tập quán truyền thống, chăm bón bằng phân chuồng, không dùng phân vô cơ nên gạo nếp giữ được hương thơm đặc trưng và an toàn khi sử dụng.

Ông Mông Văn Quốc, xóm Bản Chuồng, xã Xuân Trường chia sẻ: Gia đình tôi trồng lúa nếp hương từ lâu đời. Nếp hương trồng ở đây thơm ngon, hạt gạo to, tròn đều, có vị ngọt đậm đà khác với những loại gạo nếp khác.

Trước đây, gia đình chỉ trồng một đám nhỏ để lấy gạo nấu xôi cúng tổ tiên vào ngày giỗ, tết. Mấy năm gần đây, nhiều dự án xây dựng thương hiệu nếp hương nên mỗi năm gia đình tôi lại tăng diện tích trồng. Hiện đã trồng hơn 5.000 m2, mỗi năm thu hơn 2 tấn thóc.

Ông Nông Văn Cương, Chủ tịch UBND xã Xuân Trường thông tin: Nếp hương ở 4 xóm: Thua Tổng, Nà Đoỏng, Thiêng Lầu, Bản Chuồng với diện tích trồng hiện nay khoảng 63 ha, sản lượng trên 200 tấn thóc. Giống nếp hương ở Xuân Trường còn có tên gọi là “Khẩu nua hom” và có ở đây từ rất lâu đời.

Trước đây, người dân chủ yếu trồng ở các đám ruộng cao, nước tưới chủ yếu là nước mưa nên năng suất thường rất thấp. Nguồn giống chủ yếu do người dân dự trữ sau mỗi mùa vụ. Trong xã gần như nhà nào cũng trồng nhưng chỉ với diện tích nhỏ để đủ dùng trong gia đình vào những dịp lễ, tết hoặc làm quà biếu khách quý.

Từ năm 2011 đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng đã phối với với nhiều đơn vị để triển khai nhiều dự án về nếp hương như: Nghiên cứu, bảo tồn và phục tráng giống nếp hương Bảo Lạc; Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Nếp hương Bảo Lạc"; Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất gạo đặc sản nếp hương Bảo Lạc.

Trong đó, Dự án Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể "Nếp hương Bảo Lạc" được triển khai từ tháng 12/2017 có mục tiêu là xây dựng và thực hiện thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ; tổ chức khai thác, quản lý và phát triển nhãn hiệu.

Kiểm tra chất lượng lúa nếp hương trồng tại xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc. Ảnh: Kông Hải.

Kiểm tra chất lượng lúa nếp hương trồng tại xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc. Ảnh: Kông Hải.

Qua 2 năm triển khai, Dự án đã thành lập được tổ chức tập thể "Hội Nếp hương Bảo Lạc" với 84 hội viên. Trong đó, có 2 hội viên là doanh nghiệp tham gia nhằm liên kết, hỗ trợ phát triển sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Thực hiện áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, đảm bảo ổn định chất lượng sản phẩm.

Dự án đã thiết kế biểu trưng logo, bao bì, giới thiệu quảng bá sản phẩm. Đồng thời, điều tra, khảo sát đánh giá nhu cầu của thị trường và tìm kiếm kênh tiêu thụ cho sản phẩm.

Gạo nếp hương được đóng bao bì, đăng ký thương hiệu sản phẩm. Ảnh: Kông Hải.

Gạo nếp hương được đóng bao bì, đăng ký thương hiệu sản phẩm. Ảnh: Kông Hải.

Bà Lãnh Thị Mai, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Lạc cho biết: Việc Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể "Nếp hương Bảo Lạc" là sự khẳng định cho thương hiệu sản phẩm nếp hương Bảo Lạc.

Mong rằng, việc xây dựng mô hình “liên kết 4 nhà” (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông) trong sản xuất và tiêu thụ nếp hương Bảo Lạc, sản phẩm đặc sản của huyện Bảo Lạc sẽ tiếp tục mở rộng quy mô và được nhiều khách hàng tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước biết đến.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.