| Hotline: 0983.970.780

Cao Bằng: Nhiều địa phương tái dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Ba 24/09/2019 , 09:37 (GMT+7)

Sau 6 tháng xuất hiện bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), một số địa phương trong tỉnh đã công bố hết dịch, nhưng ngay sau đó lại tái dịch...

Xã Hồng Sỹ, huyện Hà Quảng xuất hiện DTLCP từ ngày 27/5, sau khoảng hơn 1 tháng không xuất hiện thêm ổ dịch mới. Ngày 15/7, xã đã làm Biên bản thẩm định hết bệnh DTLCP gửi lên Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện. Ngày 17/7, huyện Hà Quảng đã có quyết định về việc công bố hết DTLCP ở xã Hồng Sỹ.

Tuy nhiên, đến ngày 22/7, thì xã này lại xuất hiện ca bệnh mới, xảy ra tại hộ ông Vi Văn Hạ, xóm Pác Táng bị nhiễm 4 con lợn thịt, trọng lượng tiêu hủy 199 kg.

Ông Triệu Văn Thuận, Chủ tịch UBND xã Hồng Sỹ thông tin: Đến nay, toàn xã có 21 hộ bị nhiễm DTLCP, trọng lượng tiêu hủy 770kg. Xã đã chỉ đạo các đoàn thể xã, các xóm tích cực tuyên truyền người dân các biện pháp phòng, chống dịch để hạn chế dịch tiếp tục lây lan.

Chuồng trại trống trơn nhưng nhiều hộ dân vẫn chưa dám tái đàn.

Theo ông Lưu Trọng Hính, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hà Quảng, có 15 xã, 214 hộ bị nhiễm DTLCP, tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 66 tấn. Đã có 2 xã công bố hết dịch là Thượng Thôn và Hồng Sỹ, trong đó xã Hồng Sỹ đã tái dịch. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục công bố hết dịch tại một số xã. Tăng cường chỉ đạo các địa phương không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch.

Huyện Thạch An đã có 4 xã công bố hết dịch gồm: Đức Long, ngày 2/8; Đức Thông, Đức Xuân, Vân Trình, ngày 20/8. Tuy nhiên, đến ngày 10/8 xã Đức Long lại bị tái dịch.

Theo ông Hứa Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Đức Long: Sau gần 2 tháng không xuất hiện ca bệnh mới, xã công bố hết dịch. Tuy nhiên, chỉ sau khi công bố được hơn 1 tuần, đàn lợn 8 con của gia đình ông Tạ Quang Thêm, xóm Bản Nghèn lại bị nhiễm dịch. Đến nay, xã có 15 hộ bị nhiễm dịch, tổng trọng lượng tiêu hủy gần 6 tấn lợn các loại.

Theo thống kê của ngành NN-PTNT tỉnh Cao Bằng, tính đến ngày 28/8, toàn tỉnh có 9.161 hộ trên thuộc 164 xã, phường, thị trấn thuộc 13 huyện, thành phố bị nhiễm DTLCP; số lượng lợn bị tiêu hủy là 72.435 con, tổng trọng lượng hơn 2.788 tấn. Có 65 xã đã qua 30 ngày không có ca bệnh phát sinh. Trong đó, có huyện Bảo Lâm có 5/5 xã qua 30 ngày không phát hiện thêm dịch và được thẩm định, công bố hết dịch. Trong tháng 8, có 17 xã xuất hiện lại dịch sau hơn 30 ngày không có thêm bệnh dịch.

Ông Hoàng Minh Đạt, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi tỉnh Cao Bằng khẳng định: Ngoài nguyên nhân người dân tự ý mua lợn giống chưa được kiểm dịch về nuôi, tình trạng sử dụng thực phẩm thừa làm thức ăn cho lợn, vận chuyển lợn, thịt lợn ở vùng dịch ra ngoài vẫn xảy ra… Ý thức, trách nhiệm của người dân các địa phương trong công tác phòng, chống DTLCP hạn chế đã gây rất nhiều khó khăn và tốn kém trong công tác khống chế, ngăn chặn dịch.

 Người dân chọn mua thịt lợn tại chợ Xanh (thành phố Cao Bằng).

Để hạn chế dịch lây lan và bùng phát trở lại, tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo các địa phương phải tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo, quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, buôn bán lợn giống trên địa bàn; nghiêm cấm việc người dân tự ý mua, bán lợn giống chưa qua kiểm dịch; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, thịt lợn từ vùng dịch ra ngoài. Tuy nhiên cũng khuyến cáo người dân tạm thời nên chuyển sang loại vật nuôi khác trong thời gian hiện tại, nhằm đảm bảo nguồn thu nhập.

Xem thêm
Xác heo nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi vứt bỏ ven đường

GIA LAI Xác heo nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi bị vứt bỏ ven đường tại xã Gào (tỉnh Gia Lai) gây ô nhiễm môi trường và lo ngại lây lan dịch bệnh.

Xã vùng biên thay da đổi thịt nhờ cây mắc ca

LÂM ĐỒNG Cây mắc ca mang lại thu nhập cao, giúp hàng trăm hộ dân ở xã vùng biên Quảng Trực, tỉnh Lâm Đồng từng bước ổn định sinh kế, thoát nghèo.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất