| Hotline: 0983.970.780

Canh tác cà phê, hồ tiêu hữu cơ thông minh

Thứ Sáu 12/07/2019 , 06:50 (GMT+7)

Hồ tiêu và cà phê liên tục rớt giá. Giải pháp nào giúp nhà vườn tiết kiệm, đất khỏe, cây vẫn duy trì năng suất bền vững?

Đó là, sử dụng thông minh các chế phẩm sinh học, phân hữu cơ vi sinh chứa nấm đối kháng Trichoderma, vi khuẩn Bacillus subtilis, xạ khuẩn Streptomyces, giúp phân giải các chất khó tiêu, lá cây thành mùn trong đất, cây trồng dễ dàng hấp thụ, và kết hợp cân đối NPK chuyên dùng hợp lí.

16-24-20_17-7-17te

Giá cà phê, hồ tiêu, chạm đáy, khiến nhiều nhà vườn quay lưng với 2 loại cây trồng vốn là chủ lực của vùng đất Tây Nguyên. Nhiều vườn bị bỏ mặc, thậm chí bị đốn hạ. Tuy nhiên, với những vườn mà bà con chọn canh tác theo hướng hữu cơ sinh học thì lá vẫn xanh ươm, trái trĩu cành. Quan trọng hơn, chính là giá bán luôn được duy trì ở mức cao, do đạt tiêu chuẩn nông sản sạch.

Theo anh Phạm Văn Đồng ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, chính quy trình canh tác áp dụng 3 tầng tán, gồm, tầng trên là tán cây lớn của trụ tiêu sống, kế đến là tầng cây cà phê, dưới cùng là thảm cỏ thực vật, đã giúp vườn phân tán ánh sáng đồng đều, giảm thất thoát nước, giữ ẩm vào mùa khô và tăng độ mùn cho đất.

Anh Đồng chia sẻ, cách đây hơn 10 năm, mảnh vườn nơi anh canh tác chỉ là vùng đất “sa mạc”, đến cỏ cũng không tìm thấy sự sống ở nơi này. Nhưng bằng cách kiên trì theo đuổi hướng canh tác hữu cơ sinh học, chú trọng bón các dòng sản phẩm hữu cơ vi sinh như BLC 08, BLC 09, anh và bà con đã từng bước phủ xanh vùng đất khó.

Vườn cà phê xen canh hồ tiêu ngày càng xanh tốt, đất giàu mùn, lá khỏe dày, ít sâu bệnh, cho năng suất cao. Đặc biệt, khi giá nông sản giảm sâu như hiện nay, thì cách làm này, vẫn mang về cho nhà vườn như anh hiệu quả tốt. Bởi năng suất duy trì, trong khi tổng chi phí sản xuất thấp hơn nhiều so với việc sử dụng thuần phân vô cơ trong canh tác.

Theo TS Phạm Công Trí, Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, việc bổ sung phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh giúp tăng độ mùn, cải tạo đất. Đặc biệt, bón phân hữu cơ vi sinh BLC 08, BLC 09 chứa các hệ vi sinh có ích như nấm đối kháng Trichoderma, vi khuẩn Bacillus subtilis, xạ khuẩn Streptomyces, giúp phân giải các chất khó tiêu, lá cây thành chất dễ tiêu, mùn trong đất, cây trồng dễ dàng hấp thụ; đồng thời, hạn chế một số bệnh như thối rễ, lỡ cổ rễ, thối thân, chết nhanh, chết chậm, xì mủ, vàng lá, hạn chế và phòng ngừa tuyến trùng rễ... Khi bón có thể rải trên mặt bồn hoặc đào rãnh, sau đó lấp đất lại. Bón trước khi sử dụng phân bón vô cơ ít nhất 10 – 15 ngày để tăng hiệu quả.

16-24-20_blc_08_huu_co_du_tru_3d

Ngoài ra, ở những vườn xen canh cà phê và hồ tiêu, nhà vườn nên chú trọng chọn chế độ bón cân đối phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, kết hợp NPK chuyên dùng có bổ sung trung vi lượng để đảm bảo năng suất, hiệu quả kinh tế và bền vững trong sản xuất. Ví dụ như phân bón vô cơ nên ưu tiên sử dụng các dòng phân Đầu Trâu có tỷ lệ thành phần NPK 2:1:2 và bổ sung các loại vi lượng thông minh.

Các nhà khoa học cũng khuyến cáo, cùng với chế độ canh tác hữu cơ sinh học, bà con nên áp dụng kỹ thuật tạo hình bàn tay với bướu sinh cành trên cây cà phê. Ưu tiên tạo các bướu trên cành cấp 1 để sinh cành cấp 2 cho bộ tán khỏe và năng suất tốt nhất. Vườn cà phê sẽ đạt hiệu quả cao, bền vững. Đồng thời giảm nhẹ áp lực kỹ thuật, công tạo hình cà phê. Điều này cũng chính là một trong những cách làm thông minh giúp bà con ứng phó với tình hình khó khăn hiện nay.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.