| Hotline: 0983.970.780

Cần Thơ: Khám bệnh phát thuốc miễn phí cho người nghèo

Chủ Nhật 18/10/2015 , 10:10 (GMT+7)

Sáng 17/10, đoàn y bác sĩ bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ phối hợp với Cty phân bón Bình Điền và bệnh viện Đa khoa huyện Thới Lai đến khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho gần 300 người nghèo ở vùng sâu vùng xa tại xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai (TP. Cần Thơ). 

Tuy trời mới mờ sáng nhưng tại điểm trạm y tế Xuân Thắng đã có mặt rất đông bà con nông dân nhất là những người lớn tuổi phải có người nhà đưa đến. 

Ông Trần Văn Thương, 72 tuổi ở ấp Thới Lộc, vui mừng nói: “Sau khi tôi được xã đến tận nhà phát phiếu được đi khám bệnh và cấp thuốc miễn phí nên mấy hôm liền tôi ngủ không được mong cho đến sáng để đến trạm y tế được các bác sĩ tìm bệnh và phát thuốc không lấy tiền.

Gia đình có 5 người mà chỉ có 3 công ruộng nên gia đình luôn gặp khó khăn, tuy bệnh già ngày nào cũng đau nhức không tiền ra bệnh viện khám đành nằm ở nhà chịu đựng. Tôi hy vọng đợt khám bệnh này bác sĩ cho thuốc tôi về uống hết bệnh giúp tôi ngủ ngon là tôi mừng lắm”.

Còn chị Ngô Thị Hồng, ở ấp Thới Lộc, cho biết: Đây là lần đầu tiên tôi được đoàn bác sĩ giỏi có tiếng tâm ở TP. Cần Thơ xuống đây khám rất nhiệt tình cho tôi và cả bà con nơi đây, rồi cho thuốc uống 10 ngày miễn phí. Đa phần nông dân nơi đây sống bằng nghề nông là chính, điều kiện nhận thức y tế còn thấp và đi lại khó khăn, đợt này các bác sĩ xuống tận địa phương nên nhiều người rất mừng. Thay vì một người muốn đi xuống TP. Cần Thơ để khám bệnh xa gần 30 km phải mất một ngày, công việc đồng áng phải tạm gác lại tốn cả triệu đồng cho mỗi lần khám.

Bác sĩ Phạm Văn Phương, Trưởng khoa ngoại lòng ngực, bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ trưởng đoàn cho biết: Đây là chương trình hàng năm đoàn y bác sĩ bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ phối hợp với các ban ngành và các DN để thực hiện xuống tận các địa phương trong khu vực ĐBSCL còn gặp nhiều khó khăn về y tế nhằm thăm khám chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người nghèo. Tổng kinh phí cho đợt khám, cấp thuốc lần này trên 20 triệu đồng.

Ông Nguyễn Thành Danh, trưởng vùng ĐBSCL - Cty CP Phân bón Bình Điền cho biết, việc chăm lo sức khỏe và an sinh xã hội là trách nhiệm của Cty phải làm hàng năm cho người dân ĐBSCL, thông qua đây Cty cũng một phần nào đóng góp nhằm nói lên sự chi ân bà con nông dân thời gian qua biết và đã từng sử dụng phân bón Bình Điền.

Cũng trong dịp này, Cty cũng đứng ra giải đáp thắc mắc và khuyến cáo bà con nông dân sử dụng phân bón cân đối và áp dụng các biện pháp KHKT tuân thủ theo lịch xuống giống thời vụ của địa phương hạn chế tối đa chi phí để đảm bảo năng suất cho vụ lúa ĐX tới đây.

Một số hình ảnh do PV NNVN ghi lại tại trạm y tế Xuân Thắng:

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hợp tác nhiều bên phòng chống hiệu quả bệnh dại

5 năm qua, sự hợp tác giữa địa phương, tổ chức chuyên môn, doanh nghiệp, chủ nuôi, cộng đồng… đã tạo nên thành công trong phòng chống bệnh dại ở Đức Huệ, Long An.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.