| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau: Tăng cường quản lý tàu cá có nguy cơ vi phạm khai thác IUU

Thứ Ba 13/06/2023 , 14:12 (GMT+7)

Cà Mau Cà Mau đã đưa vào danh sách gần 1.780 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU gửi các địa phương theo dõi, quản lý.

Lực lượng chức năng tại cảng cá Sông Đốc (huyện Trần Thời) kiểm tra sản lượng khai thác nhập cảng. Ảnh: Quốc Việt.

Lực lượng chức năng tại cảng cá Sông Đốc (huyện Trần Thời) kiểm tra sản lượng khai thác nhập cảng. Ảnh: Quốc Việt.

Tỉnh Cà Mau có đường bờ biển dài 254km, là vùng có ngư trường rộng lớn, với tiềm năng và lợi thế phát triển nghề khai thác hải sản. Theo thống kê, sản lượng khai thác thủy hải sản ở Cà Mau trong năm 2022 đạt hơn 236.000 tấn và trong quý I/2023 đạt trên 58.500 tấn.

Thời gian qua, công tác phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), nhất là ngăn chặn tàu khai thác bất hợp pháp vùng biển nước ngoài được tỉnh Cà Mau rất quan tâm và huy động sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị.

Tính đến ngày 30/4/2023, tỉnh Cà Mau có gần 4.280 tàu cá, trong đó có 1.555 tàu cá khai thác vùng khơi, 100% tàu cá hoạt động khai thác thủy sản trên biển đều lắp thiết bị giám sát hành trình, đánh dấu tàu cá theo quy định.

Ông Nguyễn Việt Triều, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau, đánh giá: Nhận thức làm tốt công tác quản lý tàu cá góp phần thực hiện các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), hàng tuần Chi cục đều lập danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU gửi các địa phương theo dõi, quản lý.

Thời gian qua ngư dân tỉnh Cà Mau chấp hành pháp luật về chống khai thác IUU tương đối tốt. Ảnh: Quốc Việt.

Thời gian qua ngư dân tỉnh Cà Mau chấp hành pháp luật về chống khai thác IUU tương đối tốt. Ảnh: Quốc Việt.

Cụ thể, tỉnh Cà Mau đã đưa vào danh sách gần 1.780 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU gửi các địa phương theo dõi, quản lý. Ðến nay, chỉ còn gần 410 tàu cá trong danh sách có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU, do 1.370 tàu đã được đưa ra khỏi danh sách này.

Với cách làm trên, ngành chức năng đã kiểm tra, kiểm soát 100% tàu cá xuất, nhập bến tại các trạm kiểm soát biên phòng với gần 23.000 lượt tàu/114.670 lượt người ra biển hoạt động. Đồng thời, theo dõi, giám sát 24/7 tại hệ thống giám sát tàu cá, đảm bảo kiểm soát 100% tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên hoạt động trên biển.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cho biết, hoạt động phối hợp đã được tỉnh thực hiện từ đầu năm 2019 thông qua quy chế được ký kết với các tỉnh: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang, Bình Thuận trong công tác quản lý tàu cá hoạt động khai thác thủy sản trên biển. Ngoài ra, tỉnh Cà Mau đang phối hợp với tỉnh Kiên Giang hướng tới ban hành quy chế phối hợp về kiểm soát tàu cá hoạt động, cập cảng xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.

Với bờ biển dài 254km, tỉnh Cà Mau có ngư trường lớn khai thác thủy sản. Ảnh: Quốc Việt.

Với bờ biển dài 254km, tỉnh Cà Mau có ngư trường lớn khai thác thủy sản. Ảnh: Quốc Việt.

Thể hiện sự quyết tâm của địa phương, trong đó xử lý nghiêm minh nhằm tạo tính răn đe đối với những phương tiện hoạt động khai thác sai quy định, lực lượng chức năng tỉnh đã phát hiện, xử phạt 62 vụ vi phạm về khai thác thủy sản, với số tiền hơn 1,6 tỷ đồng (vi phạm về khai thác IUU 35 vụ, gần 1,3 tỷ đồng; vi phạm về thiết bị giám sát hành trình 9 vụ, hơn 640 triệu đồng), với 100% vụ việc vi phạm được xử lý theo quy định.

“Tất cả kết quả xử phạt vi phạm hành vi khai thác IUU được cập nhật vào hệ thống phần mềm theo dõi, quản lý hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Ngoài ra, tỉnh đang điều tra, xử lý một số trường hợp tàu cá che giấu, gửi thiết bị giám sát hành trình”, ông Sử cho biết thêm.

Với quyết tâm thực hiện tốt công tác chống khai thác IUU, trong thời gian tới, Cà Mau tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tàu cá ra, vào cửa biển, kiên quyết không cho tham gia hoạt động khai thác thủy sản trên biển nếu không đảm bảo theo quy định. Đặc biệt là kiểm tra thiết bị giám sát hành trình phải đảm bảo trạng thái hoạt động và được niêm phong với thân tàu trước khi cho tàu cá xuất bến đi hoạt động trên biển. Xác định vai trò của chính quyền địa phương trong thực hiện IUU, hướng tới giao người đứng đầu chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng tàu cá, ngư dân của địa phương khai thác hải sản vi phạm vùng biển nước ngoài.

Xem thêm
Cho tằm ăn bèo hoa dâu

Chúng tôi thử nghiệm các công thức trộn từ 5-30% bột bèo hoa dâu trên tổng lượng thức ăn cho tằm và thấy tỷ lệ 20% là đạt hiệu quả nhất.

Hợp tác nhiều bên phòng chống hiệu quả bệnh dại

5 năm qua, sự hợp tác giữa địa phương, tổ chức chuyên môn, doanh nghiệp, chủ nuôi, cộng đồng… đã tạo nên thành công trong phòng chống bệnh dại ở Đức Huệ, Long An.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.