Thứ Sáu, 4/7/2025 5:58 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau: Phát triển kinh tế biển gắn với chống khai thác IUU

Thứ Năm 06/01/2022 , 11:03 (GMT+7)

Cà Mau Cà Mau đặt mục tiêu vừa phát triển kinh tế biển, vừa chấm dứt tình trạng chống khai thác thủy sản vi phạm IUU ở vùng biển nước ngoài.

Tỉnh Cà Mau có ba mặt giáp biển và là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước và được đánh giá có nguồn lợi thuỷ sản phong phú, thuận lợi cho việc phát triển nghề khai thác thuỷ sản. Ảnh: Trọng Linh.

Tỉnh Cà Mau có ba mặt giáp biển và là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước và được đánh giá có nguồn lợi thuỷ sản phong phú, thuận lợi cho việc phát triển nghề khai thác thuỷ sản. Ảnh: Trọng Linh.

Cà Mau là tỉnh duy nhất có ba mặt giáp biển và là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước và được đánh giá có nguồn lợi thuỷ sản phong phú, thuận lợi cho việc phát triển nghề khai thác thuỷ sản. Theo ghi nhận, ngoài hơn 140 loài cá với nhiều loài hải sản quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, vùng biển Cà Mau còn đa dạng các loài nhuyễn thể, giáp xác, động vật thuỷ sinh.

Tính đến nay, toàn tỉnh có tổng số 4.598 tàu cá. Trong đó, cơ bản hoàn thành lắp đặt thiết bị giám sát tàu cá theo quy định có chiều dài trên 15m với 1.518/1525 tàu cá (đạt 99,54%). Ngoài ra còn có 2 tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét tự nguyện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Có nhiều tàu cá được trang bị các thiết bị hiện đại và bảo quản sản phẩm theo tiêu chuẩn. Sản lượng khai thác năm 2021 đạt 230.00 tấn, sản lượng tôm đạt khoảng 10.000 tấn.

Ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho rằng, mặt hàng thuỷ sản trong đó có khai thác, đã và sẽ tiếp tục góp phần quan trọng trong ổn định kinh tế của địa phương trước tác động nặng nề của dịch Covid-19 thời gian qua. Đặc biệt, trong năm 2021 xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau đạt trên 1,1 tỷ USD. Những con số ấy cho thấy ngành khai thác chiếm vị thế quan trọng trong ngành thuỷ sản của tỉnh nói riêng và trong phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh Cà Mau nói chung.

Tuy nhiên, hiện nay nghề khai thác đang đối diện với nhiều khó khăn từ những quy định trong chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU). Trong đó, đặc biệt là tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, việc ghi chép nhật ký khai thác.

Năm 2021, xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau đạt trên 1,1 tỷ USD. Ảnh: Trọng Linh.

Năm 2021, xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau đạt trên 1,1 tỷ USD. Ảnh: Trọng Linh.

Năm 2021, tỉnh Cà Mau xảy ra 6 vụ/8 tàu cá, với 46 thuyền viên vi phạm vùng biển nước ngoài. Trong đó có 5 tàu với 26 thuyền viên bị lực lượng hải quân Thái Lan bắt giữ, 1 tàu với 6 thuyền viên bị lực lượng chức năng Indonesia bắt giữ, 1 tàu/4 thuyền bị lực lượng Hải quân Malaysia bắt giữ 1 tàu cá/6 thuyền viên vi phạm đánh bắt vùng biển nước ngoài bị lực lượng chức năng của tỉnh Cà Mau phát hiện xử lý qua hệ thống VMS.

So với cùng kỳ năm 2020 tăng 4 vụ, 6 vụ với 2 vụ năm 2021, tăng 3 tàu 8/5 tàu, chỉ có số thuyển viên là giảm 3 thuyền viên 42/45 người. Một trong những nỗ lực tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài là việc triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.

Tính đến nay, toàn tỉnh Cà Mau chỉ còn 7 tàu chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, là do số phương tiện này hiện nay thuộc diện nằm bờ dài hạn nên không thể bắt buộc lắp đặt thiết bị theo quy định. Thiết bị giám sát hành trình được xem là giải pháp quan trọng mà các cơ quan quản lý dựa vào nó, sử dụng nó để tiến tới việc chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

Tuy nhiên, ông Lê Văn Sử đánh giá, số lượng tàu được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đạt cao nhưng tỷ lệ thiết bị sau lắp đặt bị mất kết nối trên thực tế vẫn còn khá lớn. Thời gian qua, việc xử lý phương tiện mất kết nối của tỉnh vô cùng khó khăn do chưa xác định rõ nguyên nhân là do sự cố ý của người sử dụng hay xuất phát từ lỗi kỹ thuật của thiết bị.

Ðể chấm dứt tình trạng này, cần có bộ quy chế về quản lý thông tin thống nhất trong cả nước để làm cơ sở cho các địa phương xử lý được bất kể phương tiện mất kết nối nào tránh nhầm lẫn giữa phương tiện mất kết nối do khách quan với mất kết nối do cố ý và cả do vi phạm vùng biển nước ngoài.

Một khó khăn khác trong công tác chống khai thác thuỷ sản vi phạm của IUU là nhật ký khai thác. Nhật ký khai thác là một trong những nhân tố quan trọng việc gỡ thẻ vàng của EC mà còn là điều kiện cần thiết để truy xuất nguồn gốc, giúp việc tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm khai thác thuận lợi, đúng quy định và an toàn.

Xem thêm
Gà Mã Đà - đặc sản của rừng, tiềm năng của bếp Việt

Gà Mã Đà từng bên bờ tuyệt chủng đang trở thành đặc sản nhờ hương vị thơm ngon, quy trình sản xuất an toàn và tiềm năng chế biến đa dạng.

Cải tiến an toàn sinh học trước các rủi ro mới

Cải tiến an toàn sinh học và truy xuất nguồn gốc, Dự án hướng đến ngành chăn nuôi lợn an toàn, minh bạch và phát triển bền vững trước các rủi ro sinh học mới.

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng gấp 3 lần

Đó là thông tin được Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật công bố tại họp báo thường kỳ tháng 6 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường sáng 3/7.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Quảng Ninh kiến tạo kinh tế xanh bền vững

Hơn 22.700 ha rừng đã được trồng mới sau bão Yagi. Quảng Ninh không chỉ phủ xanh đất trống mà còn dựng xây một nền kinh tế rừng đa giá trị.

Bình luận mới nhất