| Hotline: 0983.970.780

Cá cảnh TP.HCM xuất khẩu tới hàng chục thị trường trên thế giới

Thứ Năm 22/09/2022 , 16:54 (GMT+7)

Nuôi cá cảnh ở TP.HCM từ lâu đã phát triển thành ngành nghề thực sự với hàng trăm cơ sở, tạo nhiều việc làm, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

Với sự phong phú, đa dạng về chủng loại và có chất lượng tốt, cá cảnh TP.HCM đã vươn tới tất cả các tỉnh, thành trên cả nước, đồng thời vươn tới hàng chục thị trường trên thế giới, mang lại giá trị xuất khẩu hàng chục triệu đô la mỗi năm.

Để phát triển con cá cảnh Thành phố, cần chính quyền và các cơ quan đoàn thể hỗ trợ về mặt thiết bị cơ sở và kỹ thuật cũng như giấy tờ pháp lý để có thể xuất khẩu cạnh tranh được trên thị trường quốc tế, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Ảnh: Minh Sáng.

Để phát triển con cá cảnh Thành phố, cần chính quyền và các cơ quan đoàn thể hỗ trợ về mặt thiết bị cơ sở và kỹ thuật cũng như giấy tờ pháp lý để có thể xuất khẩu cạnh tranh được trên thị trường quốc tế, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Ảnh: Minh Sáng.

Cơ sở nuôi và kinh doanh cá cảnh của nghệ nhân Nguyễn Hoàng Tuấn, chủ trại cá La Hán (số 185, Quốc lộ 22, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn) hiện đang trong quá trình phục hồi sau đại dịch Covid-19. Anh Tuấn chia sẻ: “Chúng tôi thấy về tương lai của con cá cảnh Việt Nam rất rộng mở, tại vì thị trường cá cảnh được các nghệ nhân có kỹ thuật chăm sóc rất đẹp, hơn nữa giá thành lại rẻ. Tuy nhiên, để phát triển con cá cảnh Thành phố thì cần chính quyền và các cơ quan đoàn thể hỗ trợ về mặt thiết bị cơ sở và kỹ thuật cũng như giấy tờ pháp lý để có thể xuất khẩu cạnh tranh được trên thị trường quốc tế, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi”.

Sau dịch, Thành phố đang đầu tư nguồn vốn để hỗ trợ khôi phục và cơ cấu lại nghề nuôi cá cảnh, các nghệ nhân cũng bắt tay vào tập trung lai tạo lại con giống. Ảnh: Minh Sáng.

Sau dịch, Thành phố đang đầu tư nguồn vốn để hỗ trợ khôi phục và cơ cấu lại nghề nuôi cá cảnh, các nghệ nhân cũng bắt tay vào tập trung lai tạo lại con giống. Ảnh: Minh Sáng.

Theo anh Tuấn, trong đại dịch Covid -19 vừa qua đã làm ảnh hưởng khá nặng nề cho toàn bộ làng nghề nuôi cá cảnh của TP.HCM. Tuy nhiên, các chủ trại lớn vẫn cố gắng duy trì hoạt động nuôi cá cảnh chỉ bằng một lượng thức ăn rất ít khiến cho chất  lượng cá không được đẹp như bình thường; thậm chí có hộ cá chết hàng loạt bị thiệt hại nặng.  

Sau dịch, Thành phố đang đầu tư nguồn vốn để hỗ trợ khôi phục và cơ cấu lại nghề nuôi cá cảnh, các nghệ nhân cũng bắt tay vào tập trung lai tạo lại con giống. Đồng thời, Chính phủ hiện cũng đang hỗ trợ xúc tiến thương mại, triển lãm, trưng bày, hội chợ về cá cảnh nhằm giúp cho người nuôi có thể đưa cá đẹp ra thị trường nhằm tìm được đối tác, nguồn nhập hàng lớn.

“Chủ lực cá cảnh của Việt Nam hiện nay lá cá đĩa, cá vàng và cá la hán. Bên cạnh đó, những dòng cá như betta, lia thia, cá chọi, bảy màu, lupi… đang phát triển rầm rộ. Do nhiều người tạo ra các dòng cá mới nên càng giúp cho thị trường cá cảnh Việt Nam ngày càng nhộn nhịp”, anh Tuấn cho biết.

TP.HCM có khí hậu phù hợp cho sự phát triển của cá cảnh nhiệt đới, có hệ thống kênh Đông Củ Chi, cung cấp nguồn nước chất lượng tốt. Ảnh: Minh Sáng.

TP.HCM có khí hậu phù hợp cho sự phát triển của cá cảnh nhiệt đới, có hệ thống kênh Đông Củ Chi, cung cấp nguồn nước chất lượng tốt. Ảnh: Minh Sáng.

Thực tế, TP.HCM có khí hậu phù hợp cho sự phát triển của cá cảnh nhiệt đới, có hệ thống kênh Đông Củ Chi, cung cấp nguồn nước chất lượng tốt và  đội ngũ nghệ nhân giàu kinh nghiệm… rất thuận lợi cho nghề nuôi cá cảnh phát triển. Ngoài ra, Thành phố còn là một thị trường cá cảnh lớn với hơn 10 triệu dân, là đầu mối giao thông lớn và có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thuận tiện cho xuất khẩu cá cảnh tới tất cả các châu lục.

Ông Phạm Lâm Chính Văn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM cho biết: “Tốc độ đô thị hóa ở TP.HCM đang diễn ra nhanh chóng. Để phù hợp với sự phát triển của Thành phố, trong nhiều năm qua, ngành nông nghiệp Thành phố đã chuyển mạnh sang nông nghiệp đô thị với những cây trồng, vật nuôi chính như rau, hoa, bò sữa, tôm nước lợ. Cá cảnh được xác định là một sản phẩm tiềm năng, phù hợp với nông nghiệp đô thị của TP.HCM, vì nông dân có thể tận dụng những diện tích nhỏ để làm hồ, ao nuôi cá cảnh cho hiệu quả kinh tế cao”.

Nông dân có thể tận dụng những diện tích nhỏ để làm hồ, ao nuôi cá cảnh cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Minh Sáng.

Nông dân có thể tận dụng những diện tích nhỏ để làm hồ, ao nuôi cá cảnh cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Minh Sáng.

Theo ông Văn, UBND TP.HCM sẽ hỗ trợ về giống cá cảnh cho các cơ sở, hộ nuôi phát triển mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi khác sang nuôi cá cảnh. Mức hỗ trợ là 50% về giống và 50% về thức ăn. Với những điều kiện thuận lợi, cùng sự hỗ trợ tích cực của ngành nông nghiệp và hệ thống Khuyến nông Thành phố, cá cảnh ở TP.HCM liên tục phát triển trong những năm qua. Đến nay, sản lượng cá cảnh của TP.HCM đã đạt khoảng 200 triệu con mỗi năm và được xuất khẩu tới khoảng 60 thị trường. Ngoài những thị trường truyền thống như châu Âu, châu Mỹ, châu Á, cá cảnh Thành phố đã có mặt tại một số thị trường mới, đầy tiềm năng như Trung Đông, Nam Phi.

Nghề nuôi cá cảnh ở TP.HCM đang có cơ hội tiếp tục phát triển trong thời gian tới khi thị trường trong và ngoài nước đang có nhu cầu ngày càng cao với cá cảnh. Nếu có những chính sách phù hợp, kịp thời, cá cảnh Thành phố sẽ phát triển mạnh, đáp ứng được nhu cầu thị trường cũng như sự kỳ vọng của Thành phố đối với sản phẩm này.

“Sở NN-PTNT và Trung tâm Khuyến nông TP.HCM cũng nhanh chóng vào cuộc tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển cá cảnh của Thành phố. Với nỗ lực của từng cơ sở, cùng sự hỗ trợ tích cực của hệ thống khuyến nông Thành phố, cá cảnh TP.HCM đang từng bước hồi phục, thị trường cá cảnh đã bắt đầu khởi sắc trở lại, nhiều cơ sở đã kết nối được với khách hàng nước ngoài và tổ chức xuất khẩu”, ông Phạm Lâm Chính Văn cho biết.

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Sơn La sẽ tổng kết 10 năm đưa cây ăn quả lên đất dốc

Sơn La Sơn La dự kiến sẽ tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc trong tháng 5/2025.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Lào Cai: Hỗ trợ hơn 10 tỷ đồng trồng 600 ha trồng rừng gỗ lớn

UBND tỉnh Lào Cai vừa phê duyệt dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất loài cây gỗ lớn khoảng 600 ha trên địa bàn huyện Bảo Thắng năm 2024 - 2025.