Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Tư, 7/5/2025 22:24 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Bí ngô chất đống không ai mua

Chủ Nhật 09/05/2021 , 16:40 (GMT+7)

Bí ngô ở xã Hòa Hội (huyện Phú Hòa, Phú Yên) đang vào mùa thu hoạch nhưng hàng trăm tấn chất đống vì bán không ai mua. Nhiều người chặt bí nấu cho bò.

Bà Bùi Thị Duyên, nông dân trồng bí ngô ở xã Hòa Hội buồn bã cho biết: Gia đình bà trồng 2 ha bí ngô da cóc, hiện đã thu được gần 25 tấn quả nhưng bán không có người mua, chất đồng từ ngoài sân vô đến nhà. Không có chỗ chứa, bà phải đổ tạm bí ra chuồng bò, chuồng heo hàng xóm đang bỏ trống để cất giữ.

Vừa rồi, nhờ hàng xóm, bạn bè mua ủng hộ “giải cứu”, nhưng cũng chỉ mới tiêu thụ được gần 7 tấn bí. Số bí tồn còn lại chặt nấu cho bò ăn thay cỏ, rơm.

Bí ngô chất đống ở nhà dân nhưng không có người mua. Ảnh: MHN. 

Bí ngô chất đống ở nhà dân nhưng không có người mua. Ảnh: MHN. 

Cũng theo bà Duyên, bí ngô vùng này năng suất bình quân 12-13 tấn/ha. Cách đây một tháng, giá bí còn ở mức 8.000 - 10.000 đ/kg, thương lái đến tận ruộng để thu mua, người trồng có lãi cao. Thế nhưng, hơn một tuần qua, giá bí rớt xuống chỉ còn 1.200 - 2.000 đ/kg, nhưng vẫn không có người mua. Hỏi thì thương lái lắc đầu bảo, do dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, không vận chuyển đi xa được.

"Nhà tôi vẫn còn hơn 10 sào bí ngô đến kỳ thu hoạch nằm phơi ngoài ruộng, vì hái về thì không có chỗ chứa”, bà Duyên ngán ngẩm cho biết.

Tương tự, hàng chục tấn bí ngô của gia đình ông Nguyễn Văn Long cùng ở xã Hòa Hội chất đống trong nhà gần nửa tháng nay nhưng cũng không ai mua. Ông Long than vãn: Mấy năm trước trồng bí ngô da cóc bán chạy nên nhiều người đổ xô trồng. Hai năm nay, ảnh hưởng dịch Covid-19 nên bán không ai mua. Gia đình ông số mang bí cho bà con dòng họ ở xa, số còn lại đang phải chất đống chờ người mua.

Một điểm bán 'giải cứu' bí ngô ở TP Tuy Hòa (Phú Yên). Ảnh: MHN.

Một điểm bán "giải cứu" bí ngô ở TP Tuy Hòa (Phú Yên). Ảnh: MHN.

Người trồng bí ngô bí đầu ra lại còn gặp xui vì trời mưa làm cho ruộng bí ngập lụt. Vụ này, gia đình anh Nguyễn Văn Nam thu được 45 tấn bí ngô, vì không có chỗ chất đống nên gia đình ông chỉ thu một nửa, nửa còn lại phải để ngoài ruộng. Vừa qua, trời mưa to nên ruộng bí bị ngập lụt, có chỗ ngập nửa trái, có chỗ nước ngâm 2/3 trái, gia đình phải cấp tốc huy động người gánh bí chạy lụt.

“Vụ này tôi đầu tư chi phí gần 100 triệu đồng, giờ bán không được, coi như trắng tay”, ông Nam nói như mếu.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Chủ tịch UBND xã Hòa Hội cho hay: Toàn xã nông dân trồng 35 ha bí ngô, đây là số diện tích những năm trước trồng mía và sắn. Tuy nhiên, do giá mía và sắn những năm trước thấp, neeb bà con trong xã chuyển sang trồng bí.

Nhiều diện tích bí ngô đã đến kỳ thu hoạch nhưng phải để ngoài ruộng do nhà dân không còn chỗ chứa. Ảnh: MHN. 

Nhiều diện tích bí ngô đã đến kỳ thu hoạch nhưng phải để ngoài ruộng do nhà dân không còn chỗ chứa. Ảnh: MHN. 

Trồng bí đầu tư cũng rất cao, lên đến 20-30 triệu/ha. Các đợt trước thu hoạch bán rất chạy, nhưng riêng đợt này có khoảng 12 ha bí ngô, tương đương trên 150 tấn lại không ai mua. Xã cũng thấy rất khó, rất mong sự chung tay chia sẻ của cộng đồng để “giải cứu” bí ngô.

Bà Trần Thị Nguyệt, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Phú Hòa cho biết: Nông dân trồng bí tự phát, chạy theo thị trường nên đối mặt với bài toán được mùa, mất giá, được giá, mất mùa. Đặc biệt, do dịch bệnh nên thương lái không thu mua, khiến cho đầu ra không có. Thời gian đến, nông dân cẩn trọng không nên trồng bí chạy theo giá thị trường.

Xem thêm
Khởi công trang trại heo 300 tỷ đồng

GIA LAI Dự án sau khi đi vào hoạt động sẽ là mô hình hiện đại, thân thiện với môi trường, góp phần vào phát triển kinh tế và an sinh xã hội tại địa phương.

Cháu bé 3 tuổi tử vong do bệnh dại

GIA LAI Bị chó hoang cắn, tuy nhiên gia đình không đưa đến cơ sở y tế để được tư vấn, tiêm phòng vacxin khiến cháu bé 3 tuổi tử vong ngay sau đó.

Đi giữa ngàn xanh

GIA LAI Khoát hơn nửa vòng tay, Rô Krik nói: ‘Giờ đây, xã Đất Bằng đã khoác lên mình một màu xanh bất tận, màu xanh của ấm no, đủ đầy và ngập tràn hạnh phúc".

Sống chung với khô hạn: [Bài 2] Tưới tiên tiến giảm áp lực nguồn nước

Những năm qua, người dân Ninh Thuận đua nhau lắp đặt các thiết bị tưới tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, thích ứng với nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Biến lá khóm thành tơ sợi

TIỀN GIANG Mỗi ngày, anh Nguyễn Ngọc Quyền ở Tiền Giang thu gom 2 tấn lá khóm để sản xuất 15kg tơ sợi cung ứng cho các nhà máy đánh bông, dệt vải.

'Xanh hóa' - Ngành tôm phải xắn tay mà bắt nhịp

'Xanh hóa' và sâu xa hơn là phát triển bền vững - con đường tất yếu mà các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải tham gia.

'Cuộc chiến' giữ rừng phòng hộ: [Bài 4] Nhân rộng diện tích rừng FSC

Đồng Nai Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc là đơn vị lâm nghiệp đầu tiên trong tỉnh Đồng Nai được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế FSC.