| Hotline: 0983.970.780

Bệnh xoắn lá cà chua lại hoành hành ở Lâm Đồng

Thứ Hai 24/04/2017 , 08:01 (GMT+7)

Virut gây bệnh xoắn lá đang tiếp tục lan rộng và gây thiệt hại kinh tế lớn cho nông dân ở vùng cà chua trọng điểm cả nước - huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. 

Do chưa có thuốc đặc trị nên ngành nông nghiệp địa phương đang triển khai các giải pháp để ngăn chặn sự lây lan trên diện rộng...

17-41-56_nh-2
Cà chua mới trồng đã bị nhiễm virut gây bệnh xoắn ở xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương

Thời điểm này năm ngoái, bệnh xoắn lá trên cây cà chua gây hại cục bộ tại các xã Ka Đơn, Ka Đô, Tu Tra của huyện Đơn Dương thì nay bệnh đã phát triển và lây lan trên diện rộng trong toàn huyện. Đáng chú ý, ngoài cây cà chua, loại bệnh này còn gây hại nghiêm trọng trên tất cả các cây trồng khác cùng họ cà.

Theo bà Lộc Nguyệt Liên ở thôn Lạc Xuân 2, xã Lạc Xuân, mặc dù bệnh xoắn lá trên cà chua chỉ mới xuất hiện ở xã Lạc Xuân được 3 tháng nay nhưng đã gây thiệt hại rất nặng nề cho người nông dân. Nhiều gia đình đã phải nhổ bỏ cà chua, chấp nhận mất trắng vì cây trồng này bị nhiễm bệnh nặng, không thể cứu vãn được nữa.

Cũng theo bà Liên, cán bộ khuyến nông có về hướng dẫn bà con thực hiện các biện pháp phòng trừ nhưng vẫn không đem lại hiệu quả như kỳ vọng. Nhà nông này buồn bã cho biết: “Tranh thủ thu hoạch được quả nào hay quả đấy chứ chỉ ít ngày nữa thôi đám cà chua này sẽ hư hỏng, phải phá bỏ để chuyển sang trồng loại cây khác...”.

Tương tự, gia đình ông Lương Văn Sáu, ngụ tại thị trấn Thạnh Mỹ cũng đang lâm cảnh thất thu do vườn cà chua rộng 5.000m2 đang cho thu hoạch lứa trái đầu tiên bỗng nhiễm bệnh xoăn lá, cây chết yểu. Gia đình ông Sáu ước tính thiệt hại do dịch bệnh trên cà chua trong niên vụ này với số tiền lên tới cả trăm triệu đồng.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, hiện toàn tỉnh có gần 2.000ha cà chua, tập trung chủ yếu ở huyện Đơn Dương. Năm ngoái, bệnh xoắn lá đã khiến khoảng 400ha cà chua bị mất trắng. Hiện tại, theo thống kê sơ bộ của Phòng Nông nghiệp huyện Đơn Dương, địa phương đang có hơn 630ha cà chua bị bệnh xoắn lá gây hại. Con số này chắc chắn sẽ còn tiếp tục mở rộng vì thời tiết đang chuyển mùa, nắng mưa thất thường, tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát nhanh.

Ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết, bệnh xoắn lá trên cây cà chua do virut gây ra, đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy, để giảm thiệt hại cho nông dân, đơn vị đã triển khai các giải pháp để ngăn chặn sự lây lan trên diện rộng.

Ông Hưng khuyến cáo: “Bà con nông dân nên luân canh cây họ cà bằng các cây trồng khác như cây họ đậu, họ thập tự, họ cúc để giảm thiểu áp lực của côn trùng chích hút như bọ phấn, rầy, rệp trên các khu đồng này. Thứ hai là phải kiểm soát chặt chẽ các vườn ươm, đảm bảo vườn ươm không nhiễm virut. Thứ ba là áp dụng các kỹ thuật canh tác. Chúng tôi đã đưa ra các quy trình hướng dẫn chăm sóc cây cà chua bảo đảm sinh trưởng mạnh để hạn chế côn trùng”.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

31 con lợn chết bất thường, Lâm Đồng siết chặt phòng dịch

Lâm Đồng siết chặt phòng chống dịch sau khi phát hiện đàn lợn chết bất thường tại xã Bảo Lâm 1, cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Biến phụ phẩm thủy sản thành 'vàng xanh': [Bài 3] Biến vỏ sò, ốc biển thành trang sức giá trị cao

TP.HCM Không chỉ xương cá, vỏ tôm… vỏ sò, ốc cũng được các nghệ nhân tận dụng hiệu quả, tái chế thành quà lưu niệm, trang sức có giá trị cao.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất