| Hotline: 0983.970.780

Bệnh viêm da nổi cục tiếp tục lan rộng

Thứ Năm 20/05/2021 , 10:33 (GMT+7)

Hiện bệnh viêm da nổi cục (VDNC) đang diễn biến rất phức tạp và tiếp tục lây lan ra diện rộng trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Bệnh viêm da nổi cục trên địa bàn tỉnh Nam Định đã lan rộng ra hơn 50 xã, thị trấn. Ảnh: An Lãng.

Bệnh viêm da nổi cục trên địa bàn tỉnh Nam Định đã lan rộng ra hơn 50 xã, thị trấn. Ảnh: An Lãng.

Qua thống kê của các cơ quan chức năng, bệnh viêm da nổi cục đã xảy ra ở 145 hộ chăn nuôi tại 54 xã, thị trấn của 9 huyện. Tổng số bò mắc bệnh 231 con, trong đó đã tiêu hủy 14 con.

Để khẩn trương kiểm soát tốt và ngăn chặn các ổ dịch VDNC phát sinh, lây lan trên diện rộng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Trần Anh Dũng chỉ đạo các sở, ngành liên quan và các địa phương yêu cầu chủ hộ chăn nuôi báo cáo kịp thời các trường hợp trâu, bò có biểu hiện của bệnh VDNC cho Trưởng thú y hoặc chính quyền cơ sở.

Hướng dẫn chủ chăn nuôi trâu, bò tăng cường áp dụng các biện pháp phòng dịch. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Định kỳ 1 - 2 lần/tuần phun thuốc sát trùng; có biện pháp ngăn chặn, tiêu diệt ruồi, muỗi, ve, mòng là môi giới trung gian truyền bệnh.

Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Khi phát hiện trâu, bò mắc bệnh VDNC phải tiến hành công bố dịch theo quy định. Thực hiện nuôi nhốt cách ly trâu, bò bị bệnh; tiêu hủy những con ốm nặng, chết…

Quản lý chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ trâu, bò; không để xảy ra tình trạng bán chạy, giết mổ, tiêu thụ trâu, bò bệnh. Chính quyền các cấp yêu cầu chủ chăn nuôi nhập trâu, bò có nguồn gốc rõ ràng, có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định vào địa bàn.

Đặc biệt, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định. Khẩn trương rà soát, thống kê đàn trâu, bò trên địa bàn. Tổ chức tiêm phòng vacxin phòng bệnh VDNC cho 100% trâu, bò thuộc diện tiêm.

Hiện toàn tỉnh Nam Định có khoảng 9.000 hộ chăn nuôi trâu, bò với tổng đàn gần 37.000 con. Trong đó, trâu hơn 6.000 con, còn lại là bò.

Trước diễn biến phức tạp của bệnh VDNC trên trâu, bò, Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Nam Định đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác phòng, chống bệnh VDNC trên trâu, bò với sự tham gia của Phòng NN-PTNT các huyện, Phòng kinh tế; Trưởng Thú y các xã, thị trấn, các hộ chăn nuôi trâu bò… Tại Hội nghị, ngành chăn nuôi Nam Định đã hướng dẫn cách nhận biết bệnh VDNC trên trâu, bò.

Theo Chi cục Chăn nuôi - Thú y Nam Định, bệnh VDNC trên trâu, bò là bệnh do virus gây ra, không gây bệnh cho người và động vật khác. Thời gian ủ bệnh từ 4 - 14 ngày. Khi bị bệnh, trâu bò có biểu hiện sốt cao, có thể trên 41°C. Giảm ăn, bỏ ăn, suy nhược và gầy yếu; giảm tiết sữa ở gia súc đang cho con bú.

Hình thành các nốt sần (u, cục) có đường kính từ 2 - 5 cm ở vùng đầu, cổ, chân, bầu vú, cơ quan sinh dục, trường hợp nặng có thể lan ra toàn thân. Các u, cục kích thước lớn có thể bị hoại tử, loét hoặc xơ hóa để lại các vết sẹo.

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.