| Hotline: 0983.970.780

Bảo tồn giống nông nghiệp đặc sản

Chủ Nhật 13/06/2021 , 18:14 (GMT+7)

Phát huy lợi thế sẵn có, Lào Cai đề ra kế hoạch bảo tồn và phát triển giống nông nghiệp đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Cây tam thất trồng tại Bắc Hà (Lào Cai). Ảnh: Q.T.

Cây tam thất trồng tại Bắc Hà (Lào Cai). Ảnh: Q.T.

Theo đó, Lào Cai tập trung lưu giữ và phát triển các giống cây trồng như: Lúa Khẩu Nậm Xít, nếp Khẩu Tan Đón, nếp Mường Bo; su hào ngồng, cải mầm xoè, hoa địa lan Trần Mộng Xuân; chè Shan cổ thụ; mận Tả Van, mận hậu, mận Tả Hoàng Ly, lê địa phương.

Ngoài ra, một số loại cây dược liệu cũng cần được phát triển tại địa phương như: Tam thất hoang, thất diệp nhất chi mai, lan kim tuyến, hoàng liên ô zô, hoàng liên chân gà, hoàng liên gai, sâm ngọc linh, sâm vũ điệp.

Ngoài ra, lợn đen bản địa, vịt bầu Nghĩa Đô, cá chiên, cá lăng chấm, cá bỗng, cá hoa, cá chày đất, cá anh vũ cũng là sản phẩm đặc hữu mang lại giá trị kinh tế cao cho Lào Cai.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Hoàng Quốc Khánh, việc bảo tồn, lưu giữ và phát triển nguồn gen của các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản bản địa, đặc hữu có giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh Lào Cai giúp tạo được nguồn quỹ gen, chủ động nguồn giống gốc bản địa phục vụ công tác nghiên cứu, sản xuất và phát triển giống.

Việc khai thác, phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản bản địa được kết hợp với hoạt động du lịch nông nghiệp; đào tạo, nâng cao năng lực cho học sinh, sinh viên về công tác bảo tồn nguồn gen và bảo vệ môi trường sinh thái góp phần thực hiện thành công Đề án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020 - 2025 mà quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra.

Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện chương trình quốc gia về phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030; chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

  • Tags:
Xem thêm
Thịt lợn ế ẩm chưa từng có

QUẢNG NGÃI Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Quảng Ngãi, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Các tiểu thương bán thịt lợn cũng rơi vào cảnh ế ẩm chưa từng có.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Hàng trăm tàu cá bị kiểm tra, xử lý trên vịnh Bắc Bộ

HẢI PHÒNG Từ đầu năm 2025 đến nay, Chi cục Kiểm ngư Vùng I đã tuần tra 80 ngày trên biển, kiểm tra 187 tàu cá, xử lý hàng chục trường hợp vi phạm.

Nghệ An ì ạch gỡ nút thắt ERPA: Vướng cơ chế hay do năng lực?

Quá trình thực hiện thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) tại Nghệ An khá ì ạch, đây là nội dung do Quỹ bảo vệ phát triển rừng làm đầu tàu.

Bình luận mới nhất